Xử lý tài khoản “căng” margin khi thị trường sụt giảm?

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Nhận biết tài khoản căng margin

Thông thường nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận biết dấu hiệu này thông qua nền tảng giao dịch mà công ty chứng khoán cung cấp. Chi tiết thường nằm trong phần ”Số dư tài khoản” hoặc khi nhà đầu tư đặt lệnh thì nằm trong “phiếu lệnh”.

Nếu như việc sử dụng margin để giải ngân thêm có thể giúp nhà đầu tư gia tăng được lợi nhuận một cách nhanh chóng, thì đây cũng được xem là con dao hai lưỡi có thể gây tác dụng ngược khi điều kiện thị trường không thuận lợi như sự kỳ vọng. Do đó, chiến lược xử lý tài khoản “căng” margin khi thị trường sụt giảm sẽ quyết sinh sự tồn tại của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

xử lý tình trạng căng margin

Một nhà đầu tư tiến hành giải ngân 3 lần ở cổ phiếu VCB:

Sau 3 lần mua liên tiếp, với các lần mua thứ 2 và 3 có sử dụng margin thì sau đó giá cổ phiếu giảm rất mạnh (về lại mức giá vốn ở lần mua đầu tiên tại giá 50,000), tình trạng “căng” margin sẽ xảy ra khi tổng tài sản nhỏ hơn số tiền ký quỹ, tức tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn 100%. Khi ở trong tình trạng này, nhà đầu tư phải chủ động hạ tỷ lệ vay ký quỹ xuống để đưa tài khoản về trạng thái an toàn.

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ bán 100,000 cổ phiếu VCB ở lần mua thứ 3, lúc này tiền ký quỹ tại HSC ở hạ xuống từ 8,1 tỷ xuống còn 6,3 tỷ. Do đó, tỷ lệ ký quỹ cũng sẽ tăng lên từ 98,8% lên mức 127% để đưa tài khoản về trạng thái an toàn.

Những lưu ý quan trọng khi xử lý tình trạng “căng” margin là:

  • Khi cổ phiếu giảm mạnh, tuyệt đối không được tiếp tục mua vào bằng margin để bình quân giá xuống.
  • Phải ngay lập tức hạ tỷ trọng sử dụng margin xuống khi diễn biến giá không tăng như kỳ vọng.
  • Sẽ bán hạ margin ở những lần mua gần nhất, tức là bán ra trước số lượng cổ phiếu mua mới ở lần mua gần nhất

tình trạng căng margin

Trên đây là ví dụ minh họa cho việc xử lý tài khoản căng margin khi nắm giữ một mã cổ phiếu. Trong thực tế, tùy vào tình hình danh mục để có những hướng xử lý khác nhau:

  • Nếu nhiều mã trong danh mục, ưu tiên cơ cấu những mã yếu, không có cơ hội phục hồi
  • Sẵn sàng bán cắt lỗ không chỉ phần margin call mà còn có thể bán nhiều hơn để đưa tài khoản thực sự về mức an toàn nếu diễn biến thị trường rủi ro & cổ phiếu đã vi phạm ngưỡng cắt lỗ
  • Không giữ tâm lý gỡ lỡ khi thị trường hồi mà nên xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu danh mục, đặc biệt khi thị trường hoặc cổ phiếu bị gãy xu hướng dài hạn.

Để tìm hiểu thêm về cách quản lý danh mục hiệu quả và phương pháp đầu tư theo khẩu vị rủi ro, Nhà đầu tư có thể tham khảo khóa học Làm chủ phương pháp, tự tin giao dịch cùng giảng viên Nguyễn Hoàng Phương – Giám đốc huấn luyện và hỗ trợ kinh doanh

  • 16 năm kinh nghiệm phân tích đầu tư
  • Diễn giả cho nhiều hội thảo về TTCK
  • Tư vấn doanh nghiệp trong hoạt động cổ đông

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ số FTSE 100 được coi là một chỉ số quan trọng của nền kinh tế Anh. 

Những thông tin cần biết về chỉ số FTSE 100 là gì?

Chỉ số FTSE 100 là gì? Chỉ số FTSE 100 (Financial Times Stock Exchange 100) là một chỉ số đại diện cho 100 công ty có giá trị vốn hóa...

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, một trong những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý là khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không...

Chìa khóa thành công khi giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Chìa khóa thành công khi giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Trong năm 2017 chứng kiến sự ra đời của sản phẩm phái sinh đầu tiên, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (VN30F) và đã được nhà đầu tư đón...