Trailing Stop là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh Trailing Stop trong giao dịch chứng khoán
Trong giao dịch chứng khoán, việc quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Lệnh Trailing Stop là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thực hiện điều này một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ giải thích rõ Trailing Stop là gì, lợi ích của nó, và cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng lệnh Trailing Stop trong giao dịch chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu để nâng cao kỹ năng và tối ưu hóa chiến lược đầu tư của bạn.
Mục Lục
Trailing Stop là gì?
Định nghĩa Trailing Stop
Lệnh Trailing Stop là lệnh giao dịch tự động cắt lỗ hoặc điều chỉnh mức chốt lời khi giá thị trường di chuyển có lợi cho nhà đầu tư.
Sự khác biệt giữa Trailing Stop và Stop Loss thông thường
Sự khác biệt giữa lệnh Stop Loss và Trailing Stop là gì? Cả 2 lệnh Trailing Stop và Stop Loss đều được dùng để tự động hóa việc cắt lỗ hoặc chốt lời. Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản của 2 lệnh này đó là:
- Trailing Stop: Mức giá kích hoạt lệnh di động và thay đổi khi diễn biến giá có lợi cho nhà đầu tư.
- Stop Loss: Mức giá kích hoạt lệnh là cố định do nhà đầu tư phải cài đặt thủ công trước.
Tại sao nên sử dụng Trailing Stop?
Sau khi đã hiểu được lệnh Trailing Stop là gì thì câu hỏi tiếp theo đặt ra ở đây chính là lý do nào làm cho nhà đầu tư nên sử dụng lệnh Trailing Stop khi giao dịch chứng khoán?
Bảo vệ lợi nhuận
Một trong những nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow được phát biểu như sau: Xu hướng của thị trường sẽ được duy trì cho đến khi xuất hiện những tín hiệu đảo chiều. Như vậy có thể hiểu, khi diễn biến giá đang diễn biến có lợi cho nhà đầu tư thì giá sẽ tiếp tục duy trì theo xu hướng đó cho đến khi đảo chiều.
Vậy thì các để tối đa hóa và bảo lệ lợi nhuận của nhà đầu tư tốt nhất là cứ nên để giá tự chạy khi xu hướng đang thuận lợi, và khi nào xu hướng giá đảo chiều thì tự động bắn lệnh vào để chốt lời khóa lại mức lợi nhuận bảo vệ thành quả cho nhà đầu tư. Như vậy, nhà đầu tư có thể tận hưởng phần lớn lợi nhuận từ ăn được từ phần lớn trong con sóng đó.
Giảm thiểu rủi ro
Ưu điểm tiếp theo khi sử dụng Trailing Stop là gì? Như chúng ta đã biết, diễn biến giá trên thị trường chứng khoán biến động liên tục và nhiều lúc khá bất ngờ và đột ngột. Không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thời gian và điều kiện để theo dõi thị trường liên tục.
Như thế sẽ là rất rủi ro nếu như khi thị trường có diễn biến đột ngột bất lợi cho nhà đầu tư mà nhà đầu tư lại không biết để đưa ra quyết định kịp thời. Lệnh Trailing Stop có thể khắc phục được rủi ro như vậy khi giá đi vào vùng kích hoạt thì sẽ được tự động bắn lệnh để chốt lời.
Mặt khác khi tham gia trên thị trường, nhiều nhà đầu tư mới hay bị kẹp giữa hai trạng thái cảm xúc tham lam và sợ hãi. Do đó, khi thị trường đảo chiều, thay vì nhà đầu tư cần phải chốt lời bảo vệ thành quả. Thì nhà đầu tư lại tiếc nuối, nuôi hi vọng cổ phiếu lại phục hồi có lợi cho mình, tuy nhiên càng nuôi hi vọng lại càng dễ thất vọng dẫn đến nhà đầu tư bỏ lỡ thời điểm thích để chốt lời. Hiểu được cách sử dụng Trailing Stop là gì sẽ giúp nhà đầu tư loại bỏ và hạn chế được tính cảm xúc trong quyết định của mình.
Tự động hóa quy trình giao dịch
Khi giá đang diễn biến có lợi cho nhà đầu tư, mức giá kích hoạt sẽ được tự động điều chỉnh điều chỉnh theo mức giá nhất định so với giá trị thị trường đang được giao dịch. Tuy nhiên, khi giá đảo chiều mức giá kích hoạt sẽ được giữ nguyên theo mức giá khớp lệnh cao nhất vừa đạt được. Và mức giá kích hoạt này sẽ tiếp tục được giữ cho đến khi giá thị trường rơi vào vùng kích hoạt, khi đó lệnh đóng vị thế sẽ được tự động kích hoạt để chốt lại lợi nhuận đạt được.
Cách thức hoạt động của lệnh Trailing Stop là gì?
Ta có thể lấy giá của cổ phiếu TCB giai đoạn 2/2/2024 – 8/3/2024 làm ví dụ cụ thể (lưu ý giá đóng cửa đã được chiều chỉnh theo các quyền của cổ phiếu).
- Ta đặt mức giá kích hoạt = thị giá -1
- Ta đặt giá đặt = giá kích hoạt – 0.1
Như vậy nhà đầu tư có thể hình dung cách hoạt động của lệnh Trailing Stop theo bảng biểu sau:
Bảng diễn biến giá theo giá điều chỉnh
Biểu đồ diễn biến giá thị trường và giá kích hoạt lệnh Trailing Stop
Khi giá liên tục chạy từ mức 33.12 thì lên 41.36 thì giá kích hoạt cũng chạy theo từ 32.12 lên 40.36. Khi giá bắt đầu quay xuống chạm mức giá 40.36 thì bắt đầu kích hoạt lệnh Trailing Stop, đẩy vào đặt lệnh giá 40.26 để khóa lợi nhuận.
Các chiến lược sử dụng Trailing Stop hiệu quả
Chiến lược sử dụng Trailing Stop trong thị trường tăng giá
Có nhiều chiến lược sử dụng lệnh Trailing Stop nhà đầu tư có thể sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử nhà đầu tư đang giao dịch trong thị trường tăng giá. Một số chiến lược đơn giản mà hiệu quả về việc sử dụng Trailing Stop là gì?
- Chiến thuật 1: đặt mức Trailing ở mức rủi ro nhà đầu tư có thể chịu được. Với chiến thuật này nhà đầu tư xác định mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân là ( R ). Khi giá tăng nhà đầu tư bắt đầu có lợi nhuận và giá càng tăng cao thì về nguyên lý rủi ro sẽ càng tăng và càng biến động mạnh. Khi giá đã lên cao nhà đầu tư có thể chia vị thế của mình ra thành nhiều phần và đặt các mức Trailing ở 1R, 2R, 3R, …. Để nhà đầu tư có thể khóa lợi nhuận theo từng mức chịu đựng rủi ro của mình và tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường biến động mạnh.
- Chiến thuật 2: đặt mức giá kích hoạt theo giá của X nến trước đó. Ví dụ nhà đầu tư sử dụng 3 nến trước đó chẳng hạn và vị thế của nhà đầu tư là Long, nhà đầu đầu tư có thể chủ động điều chỉnh giá kích hoạt theo giá thấp nhất của 3 nến trước đó.
- Chiến thuật 3: đặt mức giá kích hoạt ở các ngưỡng hỗ trợ (hoặc kháng cự với vị thế short). Theo chiến lược này nhà đầu tư có thể chủ động điều chỉnh mức giá kích hoạt theo giá ở ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật của cổ phiếu.
- Chiến thuật 4: đặt mức giá kích hoạt theo đường trung bình trượt. Theo chiến lược này nhà đầu tư có thể chủ động điều chỉnh mức giá kích hoạt theo giá của đường trung bình trượt, chẳng hạn như đường MA20.
Với thị trường giá xuống, nhà đầu tư cũng có thể áp dụng được lệnh Trailing Stop cho vị thế Short của mình nhưng áp dụng ngược lại.
Kết hợp Trailing Stop với các chỉ báo kỹ thuật khác
Ngoài các chiến thuật sử dụng lệnh Trailing Stop như trên nhà đầu tư cũng có thể sử dụng lệnh Trailing Stop kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật như RSI.
- Khi chỉ báo RSI ở mức cao, hàm ý biến động giá sẽ lớn hơn. Như thế nhà đầu tư có thể đặt mức giá kích hoạt ra xa hơn so với khi RSI thấp. Như thế có thể giúp nhà đầu tư loại bỏ được những nhiễu động của thị trường trong sóng đó.
Vừa rồi là một số hướng dẫn để bạn có thể sử dụng lệnh này một cách hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, nó sẽ tồn tại một số lưu ý. Vậy những lưu ý khi sử dụng lệnh Trailing Stop là gì?
Lưu ý quan trọng khi sử dụng Trailing Stop
Điều quan trọng nhất khi sử dụng lệnh Trailing Stop là việc thiết lập mức giá kích hoạt lệnh, nó không được quá sát cũng không được quá rộng. Nếu đặt giá kích hoạt sát có thể nó sẽ dẫn đến lệnh dễ dàng bị kích hoạt bởi những biến động bình thường của thị trường sẽ dẫn đến việc đóng vị thế quá sớm và bỏ lỡ những cơ hội phía sau. Nhưng nếu đặt giá kích hoạt quá rộng sẽ dẫn đến nhà đầu tư phải chịu đựng rủi ro lớn hơn và phải từ bỏ một phần lợi nhuận đáng tiếc.
Sẽ không có một chiến lược giao dịch nào là hoàn hảo cả, cũng như sẽ không có công thức sử dụng lệnh Trailing Stop tốt nhất cho mọi tình huống. Mỗi một mã hoặc mỗi một pha của thị trường lại có diễn biến khác nhau. Nhà đầu tư cần phải phân tích và quan sát và điều chỉnh lệnh Trailing Stop sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, và mức chịu đựng rủi ro của bản thân.
Kết luận
Bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về lệnh Trailing Stop là gì cũng như cách giao dịch hiệu quả với lệnh này. Hãy áp dụng kiến thức và hướng dẫn từ bài viết để cải thiện chiến lược giao dịch của bạn, giúp bạn đạt được kết quả đầu tư tốt nhất một cách an toàn và hiệu quả.
Lệnh Trailing Stop là một lệnh phục vụ giao dịch hiệu quả giúp nhà đầu tư giảm thiểu thời gian theo dõi thị trường mà vẫn tối ưu được lợi nhuận trong giao dịch. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn cần tùy chỉnh cho phù hợp với bản thân và từng trường hợp cụ thể. Nhà đầu tư có thể tiếp tục theo dõi các bài viết của Stock Insight để nhận thêm thông tin phục vụ quá trình đầu tư hiệu quả hơn.
Mời bạn học thêm về các chỉ báo trong Phân tích kỹ thuật tại HscEdu.
Lâm Quách
Account Manager