Quản lý rủi ro trong đầu tư cổ phiếu (Phần 4)

Ngày đăng: 15/10/2024 lượt xem

Trong chứng khoán, rủi ro thường được hiểu là khả năng xảy ra thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu. Rủi ro là yếu tố luôn song hành cùng lợi nhuận lợi nhuận trong đầu tư. Câu nói “rủi ro cao thì lợi nhuận cao” đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong kinh tế cũng như đầu tư. Nhưng hiểu câu nói đó như nào cho đúng, liệu có phải là lúc nào rủi ro cao lợi nhuận cũng cao không?

Quản lý rủi ro là yếu tố then chốt khi đầu tư cổ phiếu

Các rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Các loại rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Cũng giống như khi điều khiển ô tô, bạn có thể lựa chọn thắt dây an toàn hoặc không, những rõ ràng chúng ta đều biết rằng nếu thắt dây an toàn thì nhỡ chẳng may xảy ra tai nạn thì tổn thất sẽ được giảm đi rất nhiều. Quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán cũng như vậy, nó sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu được thiệt hại và bảo toàn vốn cho nhà đầu tư nếu nhỡ chẳng may rui ro xảy đến.

Điểm danh các loại rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Dưới đây chúng ta cùng điểm qua một số loại rủi ro có thể xảy đến trong quá trình đầu tư cổ phiếu.

Rủi ro tài chính cá nhân là khả năng xảy ra mất cân đối tài chính, hoặc bị giảm nguồn thu nhập, hay mất tài sản của cá nhân, dẫn đến không đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Ví dụ như: nhà đầu tư đã dồn toàn bộ tài sản vào đầu tư cổ phiếu, nhưng đột ngột nhà đầu tư thay đổi quyết định chuyển sang mua nhà, khi đó có thể nhà đầu tư phải bán cổ phiếu để có tiền mua nhà dù chưa đạt được mục tiêu đầu tư như khi ban đầu dự tính.

Rủi ro thị trường là khả năng biến động không lường trước được trên thị trường chứng khoán gây ra tổn thất tài chính cho nhà đầu tư. Ví dụ như: nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nhưng đột ngột có tin xấu làm cho thị trường thi nhau bán tháo, làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh, khi đó giá trị danh mục của nhà đầu tư sẽ giảm.

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Ví dụ như: doanh nghiệp bị thua kiện và phải bồi thường một khoản tiền lớn, khi đó có thể khoảng tiền phạt đó sẽ ăn hết lợi nhuận của doanh nghiệp và làm cho giá trị của doanh nghiệp giảm và làm giảm giá cổ phiếu.

Rủi ro thanh khoản là khả năng nhà đầu tư không thể mua hoặc bán cổ phiếu được. Ví dụ như: do có tin xấu làm cổ phiếu của nhà đầu tư bị giảm sàn, khi đó nhà đầu tư muốn bán để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại nhưng do cổ phiếu đã chất bán sàn và không còn cầu mua cổ phiếu nữa nên nhà đầu tư không thể bán được.

Đầu tư cổ phiếu là gì
Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu

Rủi ro lãi suất là rủi ro xảy ra khi lãi suất tăng sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm, điều đó làm cho giá trị danh mục cổ phiếu của nhà đầu tư giảm. Ví dụ: năm 2022 để đối phó với lạm phát toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất lên cao nhất là 8.8% điều này cũng đồng thời tác động làm chỉ số VNindex giảm xuống dưới 880 điểm, khi đó rất nhiều cổ phiếu giảm giá.

Rủi ro hệ thống đặt lệnh cổ phiếu là rủi ro xảy ra khi hệ thống mua bán cổ phiếu vì một lý do nào đó mà tắc nghẽn hoặc phải dừng giao dịch làm nhà đầu tư không thể giao dịch cổ phiếu được. Ví dụ: như sự kiện xảy ra vào tháng 6/2021 khi đó thị trường chứng khoán bùng nổ, làm khối lượng giao dịch tăng vọt vượt quá khả năng xử lý của hệ thống máy tính, đã làm cho hệ thống tắc nghẽn và làm cho thị trường thường ở trong trạng thái giao dịch một lúc đã phải dừng.

Chiến lược quản lý rủi ro khi đầu tư cổ phiếu

Như vậy trong quá trình đầu tư cổ phiếu nhà đầu tư luôn phải đối diện với rất nhiều rủi ro có thể xảy đến. Để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra nhà đầu tư có thể thiết kế cho mình một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp theo các phương pháp sau.

Phương pháp để giải quyết rủi ro đầu tư cổ phiếu

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm thiểu tập trung rủi ro khi đầu tư cổ phiếu, nó cũng được biết đến với câu nói nổi tiếng “không bỏ trứng vào một giỏ”. Theo phương pháp này nhà đầu tư phân bổ danh mục cổ phiếu vào nhiều ngành và nhiều cổ phiếu khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lợi khi cổ phiếu tăng.

Phương pháp đầu tư cổ phiếu
Phương pháp đầu tư cổ phiếu

Đa dạng hóa danh mục giúp nhà đầu tư cân bằng lại rủi ro trong danh mục của mình khi ngành nào đó hoặc doanh nghiệp nào đó có sự kiện bất lợi bất ngờ xảy ra. Hoặc khi thị trường bất lợi thì sẽ có những cổ phiếu rủi ro thấp cân bằng lại rủi ro giúp giá trị danh mục không giảm sâu.

Xác định tỷ lệ phân bổ danh mục đầu tư cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro, kế hoạch tài chính, mục tiêu, chiến lược của nhà đầu tư. Chẳng hạn, phân bổ 50 – 60% vào cổ phiếu vốn hóa lớn, 20 – 30% vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ, 10 – 20% vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ, hoặc các tỷ lệ phân bổ khác phù hợp với nhà đầu tư. 

Phân bổ tỷ lệ danh mục giúp nhà đầu tư giảm được mức độ biến động của danh mục ngay cả khi thị trường giảm mạnh, từ đó làm tăng sức chịu đựng cho danh mục. Sau khi thị trường giảm mạnh nhà đầu tư vẫn có thể còn nguồn lực để nắm bắt cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ.

Đánh giá danh mục đầu tư định kỳ và điều chỉnh danh mục đầu tư khi cần thiết cũng giúp nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro và tối ưu hóa được hiệu suất sinh lời. Vì rủi ro tiềm ẩn cũng như triển vọng tiềm năng của các cổ phiếu sẽ thay đổi theo thời gian, và tình hình thị trường.

Đánh giá danh mục đầu tư định kỳ giúp nhà đầu tư cập nhật được rủi ro cụ thể của từng cổ phiếu, xem cổ phiếu nào trở nên rủi ro hơn, cũng như xem có những cơ hội nào tốt hơn. Từ đó điều chỉnh, phân bổ lại cơ cấu danh mục tối ưu hơn.

Trong đầu tư, hiếm khi chúng ta có đầy đủ được hết các thông tin để đánh giá đúng tình hình. Đôi khi vì thiếu thông tin mà nhà đầu tư không đánh giá đầy đủ được rủi ro đối với cổ phiếu. Thiết lập mức cắt lỗ (Stop-Loss) hợp lý năng trong khả năng chịu đựng được của nhà đầu tư sẽ giúp nhà đầu loại bỏ được những rủi ro mà nhà đầu tư chưa nhận ra cũng như bảo toàn vốn để cho những cơ hội khác.

Xây dựng tâm lý đầu tư để quản lý rủi ro tốt hơn

Chứng khoán là kênh đầu tư có mức độ tác động đến tâm lý, và chịu ảnh hưởng bởi tâm lý cao vào hàng đầu trong các kênh đầu tư. Do giá chứng khoán biến động theo từng giây, từng phút, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhìn thấy sự biến động đó lên xuống liên tục với tần suất cao, nên tâm lý của nhà đầu tư cũng dễ bị thay đổi liên tục. Ngược lại, khi tâm lý của nhà đầu tư bị thay đổi liên tục làm hành động của nhà đầu tư dễ bị dẫn dắt theo thị trường.

Do đó, nhà đầu tư cần phải kiểm soát cảm xúc tốt, có tâm lý vững vàng trước những biến động của thị trường, không chạy theo những cảm xúc nhất thời như tham lam, sợ hãi, lo lắng, tiếc nuối,… để làm được điều đó nhà đầu tư nên xây dựng cho mình bộ nguyên tắc giá trị cốt lõi để làm điểm tựa cho mọi hành động.

Nhà đầu tư phải tuân thủ kỷ luật theo những nguyên tắc quản trị rủi ro và nguyên tắc giá trị mà mình đã thiết lập trước đó.

Rút ra kinh nghiệm và học hỏi từ chính thất bại của nhà đầu tư đã trải qua, để sau này tránh được những thất bại tương tự. Giống như câu nói: “Ngã ở đâu đứng dậy ở đó”. 

Kết luận

Quay lại với câu hỏi ở đầu bày viết này: “Liệu có phải là lúc nào rủi ro cao lợi nhuận cũng cao không ?”, sau khi đã tham khảo cả bài viết thì nhà đầu tư có thể nhận thấy rằng không phải lúc nào rủi ro cao lợi nhuận cũng cao. Rủi ro cao lợi nhuận cao chỉ đúng khi nhà đầu tư đã tìm hiểu kỹ và nhận thức được đầy đủ những rủi ro mình có thể gặp phải, và có kế hoạch để quản trị rủi ro. Khi đó nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro một cách chủ động và biết điều gì có thể đến và sẽ làm gì khi nó đến.

Nếu không có kế hoạch quản trị rủi ro thì có thể nhà đầu tư cổ phiếu sẽ phải đối mặt với tình huống rủi ro cao mà lợi nhuận vẫn thấp, hoặc không có lợi nhuận.

Để quản trị rủi ro hiệu quả nhà đầu tư có thể kết hợp nhiều phương pháp quản trị rủi ro khác nhau phù hợp với tình hình của mình. Bên cạnh đó nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin để cập nhật những rủi ro có khả năng xảy ra cao. Điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro, chiến lược đầu tư phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu của nhà đầu tư.

Tham khảo khóa học Làm chủ phương pháp, tự tin giao dịch để lựa chọn cho mình một khẩu vị đầu tư phù hợp với các loại cổ phiếu.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Giới thiệu về đầu tư cổ phiếu cho người mới bắt đầu
Phần 2: Làm cách nào chọn cổ phiếu để đầu tư?
Phần 3: Chiến lược đầu tư cổ phiếu

Lâm Quách
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

All in là gì

All in (Tất tay) là gì trong chứng khoán? 05 lưu ý cần cân nhắc trước khi all in tài khoản

  All in là gì All in là gì trong đầu tư chứng khoán? All in (hay còn được gọi là “tất tay”) là một chiến lược đầu tư tập...

Chỉ số Dow Jones Futures là gì

Chỉ số Dow Jones Futures là gì? Ứng dụng chỉ số DJ trong chiến lược đầu tư phái sinh

Trong thị trường chứng khoán, việc đầu tư theo chỉ số Dow Jones Futures là một trong những công cụ mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Đây cũng...

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khác gì so với sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD) là một trong những sản phẩm tài chính phổ biến và an toàn mà người gửi tiền thường chọn để đầu...