Phân tích chu kỳ cổ phiếu và ứng dụng thực tế

Ngày đăng: 05/01/2023 lượt xem

Mỗi cổ phiếu thường có những giao động giá khác khác nhau. Tuy vậy, hầu hết chúng đều sẽ đi qua những chu kỳ khá giống nhau. Tuy nhiên, diễn biến thời gian và biến động trong từng chu kỳ cổ phiếu sẽ khác nhau ở từng cổ phiếu. Việc xác định cổ phiếu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sẽ có những ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho các nhà đầu tư.

Chu kỳ cổ phiếu là gì?

Chu kỳ cổ phiếu là sự phát triển điển hình của giá cổ phiếu, bao gồm cả giai đoạn tăng giá từ đáy đến đỉnh và giai đoạn giảm giá từ đỉnh xuống đáy. Mỗi cổ phiếu thường trải qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ, từ giai đoạn tăng giá, đi qua đỉnh cao, rồi đến giai đoạn giảm giá và cuối cùng là đáy thấp. Tất cả cổ phiếu đều có phần biến động, có nghĩa là giá của chúng không được xác định trước và thay đổi dựa trên điều kiện thị trường cụ thể.

4 Chu kỳ của một cổ phiếu

phân tích chu kỳ cổ phiếu

Chu kỳ của một cổ phiếu sẽ đi qua 4 giai đoạn:

1. Tích lũy – Giá cổ phiếu thường giao động đi ngang tích lũy trong biên độ hẹp kéo dài sau 1 xu hướng giảm mạnh. Các nhà đầu tư giá trị thường mua cổ phiếu trong giai đoạn này.

2. Tăng trưởng – Giá cổ phiếu bứt phá mạnh từ nền giá vượt qua các ngưỡng kháng cự, đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước, đáy giá sau cao hơn đáy giá trước. Với khối lượng giao dịch tăng dần.

3. Phân phối – Nhà đầu tư bắt đầu tranh mua cổ phiếu. Nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ thoát ra ở giai đoạn này. Giá cổ phiếu tiếp tục chinh phục các đỉnh cao mới nhưng nhịp tăng giá là không đáng kể, trong khi khối lượng giao dịch tăng mạnh, hoặc suy yếu

4. Suy thoái – Giá ngừng tăng khiến những người nắm giữ cổ phiếu bắt đầu mất kiên nhẫn. Họ bắt đầu bán ra và điều này nhanh chóng lan rộng dẫn đến hiện tượng bán tháo của đám đông. Giá chuyển sang xu hướng giảm.

Nhìn chung, giá cổ phiếu sẽ đi qua 4 giai đoạn trong 1 chu kỳ của nó. Việc xác định rõ ràng 1 xu hướng sẽ giúp nhà đầu tư tìm xác định được cổ phiếu đang trong giai đoạn nào và đưa ra các chiến lược giao dịch thật sự phù hợp.

Việc xác định sai giai đoạn của cổ phiếu xảy ra ngay cả với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm. Không có một phương pháp tường minh nào để xác định các giai đoạn chính xác. Tuy nhiên, có 2 yếu tố chính có thể giúp nhà đầu tư xác định được giai đoạn của 1 cổ phiếu bao gồm: Giá , khối lượng.

Ứng dụng thực tế

1. Tích lũy: Giá biến động đi ngang, giao động hẹp trong 1 khoảng thời gian dài, khối lượng giao dịch cạn kiệt dần, khi khối lượng nhỏ đi dần, tức lực bán yếu dần, cạn cung giá rẻ.

Giai đoạn tích lũy của cổ phiếu

2. Tăng trưởng: Giá có sự bùng nổ vượt các ngưỡng kháng cự quan trọng với khối lượng giao dịch tăng dần. Cổ phiếu bắt đầu gây được sự chú ý và ưa chuộng của nhiều nhà đầu tư hơn.

Giai đoạn tăng trưởng của cổ phiếu

3. Phân phối: Khi giá đã tăng khá xa 1 giai đoạn, có thể gấp 2,3 lần giá ban đầu. Lúc này, 1 số tay to có thể họ đã tiến hành bán dần. Bên mua muốn mua mạnh, bên bán cũng có cầu bán, làm khối lượng giao dịch nhảy vọt, có những phiên giá tăng lên với khối lượng giao dịch cực lớn trên MA20.

Giai đoạn phân phối của cổ phiếu

4. Suy thoái: Giá biến động tăng ít dần, với khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh. Liên tục thất bại khi chinh phục các mốc đỉnh cũ. Tức là người mua muốn mua, người bán cũng rất dứt khoát bán. Và thường bên bán lại là bên tay to rất dứt khoát. Sau giai đoạn này thường giá bắt đầu chu kỳ điều chỉnh. Giá bắt đầu giảm mạnh với khối lượng giao dịch tăng dần.

Giai đoạn suy thoái của cổ phiếu

 

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Biên lợi nhuận gộp là gì? Các lưu ý khi tính biên lợi nhuận gộp Gross Profit Margin (GPM)

Biên lợi nhuận gộp là gì? Các lưu ý khi tính biên lợi nhuận gộp Gross Profit Margin (GPM)

Biên lợi nhuận gộp là gì? Biên lợi nhuận gộp hay còn gọi Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh...

Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận?

Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận? (Phần 2)

Chứng quyền được ví như “con dao hai lưỡi”, đem đến cơ hội kiếm lời lớn nhờ vào đòn bẩy tài chính cao, nhưng cũng kèm theo những rủi ro...

Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh (Phần 1)

Thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển đáng kể kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Với sự đa dạng...