Phân kỳ dương: Chìa khóa mở cửa xu hướng tăng ẩn trong thị trường

Ngày đăng: 06/02/2025 lượt xem

Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, tín hiệu phân kỳ dương được rất nhiều trader sử dụng vì tính chất dự đoán sớm xu hướng tăng. Tuy nhiên cũng như các tín hiệu khác, phân kỳ dương cũng có xác suất thành công nhất định. 

Bài viết hôm nay, Stock Insight sẽ làm rõ cách phát hiện và ứng dụng phân kỳ dương trong giao dịch.

Phân kỳ dương là gì?

Phân kỳ dương là tín hiệu dự báo đường giá có thể đảo chiều tăng trong thời gian tới. Trader có thể dự đoán được trước xu hướng để thực hiện giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận.

Phân kỳ dương là dấu hiệu của đường giá tạo đáy mới thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật (MACD, RSI) lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước.

Phân loại phân kỳ dương

Phân kỳ dương thường: 

Đây là tín hiệu thường gặp trong biểu đồ khi đường giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo kỹ thuật lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Cho thấy bên bán đang có động lực yếu dần và xu hướng sẽ sẵn sàng đảo chiều khi lực mua xuất hiện.

Với tín hiệu phân kỳ dương thường thì xu hướng trước đó của đường giá là downtrend. 

Tín hiệu phân kỳ dương thường đảo chiều xu hướng
Tín hiệu phân kỳ dương thường đảo chiều xu hướng

Phân kỳ dương ẩn: 

Phân kỳ dương ẩn như là một tín hiệu để giúp trader nhận ra sự tiếp diễn mạnh hơn trong một xu hướng tăng trước đó.

Tín hiệu phân kỳ dương ẩn hình thành từ đường giá có đáy sau cao hơn trước, chỉ báo tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Phân kỳ duơng là gì

Tín hiệu phân kỳ dương ẩn trên thực tế tính ứng dụng không quá cao nên nhà đầu tư chỉ nên xem như là một tín hiệu để tham khảo trong việc ra quyết định.

Cơ chế hoạt động của phân kỳ dương

  • Phân kỳ dương xuất hiện trong bối cảnh đường giá đang có xu hướng giảm giá mạnh trước đó. Thời điểm đó câu hỏi được đặt ra là “giá sẽ giảm đến khi nào”.
  • Trong xu hướng giảm giá thì luôn có những nhà đầu tư tham gia mua với kỳ vọng “bắt đáy”. Cùng với đó, có những nhà đầu tư bán ra vì tránh giảm giá, margin call. Thời điểm đó câu hỏi được đặt ra là “giá sẽ giảm đến khi nào”.
  • Đến một thời điểm bên bán yếu dần, bên mua bắt đầu chiếm thế thắng thì đường giá và các chỉ báo như MACD, RSI sẽ tạo tín hiệu phân kỳ dương cho thấy bên bán đang yếu dần.
  • Khi tín hiệu phân kỳ dương được hình thành thì nếu lực mua được đẩy mạnh ở thời điểm đó thì đường giá sẽ dễ đảo chiều xu hướng.

Phân biệt Phân kỳ dương & Phân kỳ âm

So sánh phân kỳ dương và phân kỳ âm

Phân kỳ dương

Trong thực tế, tín hiệu đảo chiều của phân kỳ dương thường sẽ không quá mạnh so với tín hiệu phân kỳ âm. Vì thế cần ra cẩn trọng hơn khi tín hiệu phân kỳ âm xuất hiện.

Sử dụng kết hợp với các công cụ như nến đảo chiều, MACD, RSI, ADX,…. để gia tăng xác suất dự đoán đảo chiều khi tín hiệu phân kỳ diễn ra.

Ý nghĩa của Phân kỳ dương trong giao dịch chứng khoán

Dấu hiệu đảo chiều xu hướng:

Phân kỳ dương thường xuất hiện khi xu hướng giảm có dấu hiệu suy yếu.

Là tín hiệu dự báo giá có thể chuyển từ giảm sang tăng.

Xác định điểm vào lệnh tiềm năng:

Giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mua vào ở vùng đáy (kết hợp với yếu tố phân tích cơ bản để gia tăng xác suất).

Tối ưu hóa chiến lược “mua thấp, bán cao” cùng kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Hỗ trợ xác định xu hướng dài hạn:

Phân kỳ dương cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của lực mua và sự suy yếu dần lực bán.

Tăng độ tin cậy khi kết hợp với các chỉ báo khác:

Phân kỳ dương hiệu quả hơn khi kết hợp với khối lượng giao dịch hoặc mô hình nến đảo chiều.

Kết hợp với nhiều hơn một chỉ báo giúp giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định giao dịch.

Phát hiện tâm lý thị trường:

Phân kỳ dương phản ánh sự thay đổi tâm lý từ bi quan sang lạc quan.

Nhà đầu tư có thể dự đoán sự quay trở lại của phe mua.

Lưu ý khi sử dụng phân kỳ dương

Trong thực tế trên thị trường, không phải tất cả phân kỳ dương đều dẫn đến đảo chiều. Xác suất đảo chiều với phân kỳ dương thật sự không quá cao như lý thuyết kỳ vọng.

Phân kỳ duơng là gì - Đường giá tiếp tục giảm sau tín hiệu phân kỳ dương
Đường giá tiếp tục giảm sau tín hiệu phân kỳ dương

Nhà đầu tư nên xem lại các dữ liệu quá khứ của tín hiệu phân kỳ dương để nhìn rõ được xác suất thành công khi tín hiệu được hình thành.

Đặc biệt lưu ý: Tín hiệu phân kỳ dương chỉ cho nhà đầu tư thấy được lực bán có phần suy yếu nhưng như thế là chưa đủ để đảo chiều. Điều quan trọng là lực mua phải xuất hiện thì mới xảy ra đảo chiều.

Cho nên cần kết hợp với các chỉ bảo khác như nến đảo chiều, MACD, RSI, ADX. Ngoài ra có thể ứng dụng kiến thức phân tích cơ bản để có thể gia tăng xác suất thành công cao hơn.

Luôn có phương án phòng ngừa rủi ro khi thực hiện giao dịch với tín hiệu phân kỳ dương.

Kết luận

Tín hiệu phân kỳ dương được xem như “chén thánh” đối với rất nhiều trader mới trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ xác suất thành công của tín hiệu cụ thể và cần kết hợp với nhiều chỉ báo khác để gia tăng xác suất giao dịch thành công. Đối với tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư cần xem lại nhiều biểu đồ quá khứ để nắm rõ hơn khả năng đảo chiều khi tín hiệu xảy ra.

Bài viết này hi vọng sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tín hiệu phân kỳ dương để gia tăng xác suất thành công khi giao dịch.

Nếu bạn là nhà đầu tư mới, HSC ONE sẽ giúp bạn bắt đầu hành trình đầu tư một cách dễ dàng và hiệu quả. Kết hợp với HscEdu, nền tảng học tập đầy sáng tạo, bạn sẽ nhanh chóng nắm vững kiến thức và tự tin thực hiện các quyết định đầu tư thông minh.

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà người mua cổ phiếu không có đặc quyền liên quan như quyền nhận...

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là chỉ số tài chính cơ bản khi tham gia đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ với tài sản...

biên lợi nhuận là gì

Chi phí biên (MC) là gì? Khác gì với lợi ích cận biên

Chi phí biên là một khái niệm rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Chi phí biên Marginal Cost là gì, cũng như cách tính chi phí biên sẽ...