Mua ròng là gì? Khi nào khối ngoại mua ròng nhiều nhất?

Ngày đăng: 19/12/2024 lượt xem

Mua ròng là thuật ngữ phổ biến trong chứng khoán, thể hiện việc khối nhà đầu tư mua vào nhiều hơn bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, khi khối ngoại thực hiện mua ròng lớn, điều này thường báo hiệu những kỳ vọng tích cực vào thị trường. Vậy mua ròng thực chất là gì, và đâu là những thời điểm mà khối ngoại thường có xu hướng mua mạnh nhất? Cùng tìm hiểu để nắm bắt cơ hội đầu tư hiệu quả hơn!

Mua ròng là gì?

Khối ngoại mua ròng trên sàn Hose 392.7 tỷ đồng ngày 10.10.2024
Hình: Khối ngoại mua ròng trên sàn Hose 392.7 tỷ đồng ngày 10.10.2024

Mua ròng là khái niệm chỉ hành động khối nhà đầu tư (Nhà đầu tư cá nhân, khối ngoại, tự doanh) mua vào cổ phiếu với tổng giá trị lớn hơn so với tổng giá trị bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Công thức tính mua ròng là:

Mua ròng = Tổng giá trị mua – Tổng giá trị bán

Nếu kết quả dương, có nghĩa là nhà đầu tư đã mua vào nhiều hơn bán ra (mua ròng), ngược lại nếu kết quả âm, thì gọi là bán ròng. Mua ròng/Bán ròng có thể tính riêng cho một cổ phiếu, một sàn, hoặc cả thị trường. 

Ví dụ: 

Ngày 10.10.2024: Khối ngoại bán ròng cổ phiếu VNM, với giá trị -25.98 tỷ đồng

Ngày 10.10.2024: Khối ngoại mua ròng trên sàn Hose với giá trị 503.52 tỷ đồng

Ngày 10.10.2024: Khối ngoại mua ròng trên 3 sàn với giá trị 456.26 tỷ đồng

Ý nghĩa của mua ròng

Phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư: Khi một khối nhà đầu tư mua ròng, điều đó thể hiện họ có niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường hoặc cổ phiếu cụ thể, cho thấy sự kỳ vọng về lợi nhuận trong tương lai.

Tín hiệu tích cực: Mua ròng có thể được coi là một tín hiệu tích cực về khả năng tăng trưởng của cổ phiếu hoặc toàn thị trường. 

Nhu cầu cao đối với tài sản: Khi mua ròng diễn ra, điều này thường chứng tỏ nhu cầu đối với cổ phiếu vượt trội hơn nguồn cung, góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng lên.

Thời điểm nào khối ngoại mua ròng nhiều nhất?

khối ngoại mua ròng​ - Giá trị giao dịch của nước ngoài từ 30.9.2024 đến 4.10.2024
Hình: Giá trị giao dịch của nước ngoài từ 30.9.2024 đến 4.10.2024

Khi thị trường điều chỉnh: Nhà đầu tư ngoại có thể mua ròng khi giá cổ phiếu giảm, tìm cơ hội đầu tư với giá thấp đối với những cổ phiếu được đánh giá cơ bản tốt, đạt các điều kiện nhập hàng, nhưng giá đang rẻ hơn mức định giá của quỹ. 

Giai đoạn bắt đầu của chu kỳ tăng trưởng: Lúc này, khối ngoại có xu hướng mua vào để đón đầu sự tăng trưởng tiềm năng.

Khi có dòng tiền lớn từ khối ngoại: Các quỹ đầu tư nước ngoài có thể đưa thêm dòng tiền vào để đầu tư vào thị trường. Hoặc các quỹ mới được thành lập gia nhập vào thị trường, sẽ mang tới dòng tiền giải ngân lớn. Ví dụ: Thời điểm cuối năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu, lúc này quỹ Đài Loan Fubon ETF đổ ròng gần 1.000 tỷ đồng vào cổ phiếu Việt Nam, đây là lần đầu tiên quỹ này tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Khi có các tín hiệu tích cực từ phân tích kỹ thuật: Các chỉ số kỹ thuật có thể chỉ ra rằng thị trường hoặc cổ phiếu đang có xu hướng tăng và còn nhiều tiềm năng tăng giá. 

Để có thể coi giá trị giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài theo thời gian thực, nhà đầu tư có thể truy cập vào website: HSC ONE 

mua ròng là gì​ - Màn hình hiển thị giao dịch trong Website HSC ONE
Hình: Màn hình hiển thị giao dịch trong Website HSC ONE
mua ròng​ - Giao diện theo dõi chi tiết từng cổ phiếu trong Website HSC ONE
Hình: Giao diện theo dõi chi tiết từng cổ phiếu trong Website HSC ONE

Rủi ro và lưu ý khi thực hiện mua ròng

Bị cuốn theo tâm lý đám đông: Nhà đầu tư có thể dễ bị cuốn vào các quyết định mua theo số đông mà không thực sự hiểu rõ giá trị nội tại của cổ phiếu. Điều này dẫn đến việc đầu tư vào các cổ phiếu bị thổi phồng giá trị.

Định giá cổ phiếu quá cao: Mua ròng có thể làm giá cổ phiếu tăng quá cao so với giá trị thực, khiến nhà đầu tư mua vào khi cổ phiếu đã bị định giá quá mức, tăng nguy cơ chịu thua lỗ khi giá điều chỉnh.

Thiếu thông tin chính xác: Mua ròng không phải lúc nào cũng dựa trên nền tảng kinh doanh vững chắc. Nếu chỉ dựa vào tín hiệu mua mà bỏ qua phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sai lầm.

Rủi ro thay đổi xu hướng thị trường: Thị trường có thể thay đổi nhanh chóng, và mua ròng không phải lúc nào cũng báo hiệu xu hướng dài hạn. Nếu thị trường đột ngột điều chỉnh, nhà đầu tư có thể chịu lỗ nếu không thoát khỏi vị thế kịp thời.

Kết luận

Mua ròng thường là một tín hiệu tích cực về niềm tin của Khối nhà đầu tư, những nhà đầu tư đưa quyết định mua/bán dựa trên tín hiệu này cần thận trọng với các rủi ro tiềm ẩn và đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Ngoài ra, bạn có thể học thêm kiến thức đầu tư chứng khoán tại HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán online miễn phí, dành riêng cho khách hàng có tài khoản đầu tư chứng khoán tại HSC. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Hãy theo dõi Stock Insight để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính và chứng khoán hấp dẫn!

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chọn cổ phiếu dài hạn

Đầu tư dài hạn: Nên chọn cổ phiếu nào để đầu tư hiệu quả?

Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư đều hi vọng sẽ mang về lãi như kỳ vọng. Nhưng không phải mọi khoản đầu tư đều nhanh chóng sinh lời, nhiều...

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thuỷ sản vẫn tranh thủ thị trường, tận dụng tốt nhiều cơ hội mang lại giúp xuất khẩu thủy sản đạt mốc kỷ lục.

Cổ phiếu thủy sản là gì? Danh sách các mã hiện có trên thị trường

Cổ phiếu thuỷ sản được đánh giá cao nhờ vào tiềm năng xuất khẩu thuỷ hải sản ngày một tăng. Để hiểu hơn về cổ phiếu thuỷ sản là gì...

DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA

DCA là gì trong đầu tư chứng khoán? 8 cách áp dụng DCA cho hiệu quả đầu tư

  DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA DCA là gì? DCA (Dollar-Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn...