Mô hình chữ nhật: Phân biệt giữa mô hình tiếp diễn và đảo chiều

Ngày đăng: 18/12/2024 lượt xem

Trong phân tích kỹ thuật, có rất nhiều mẫu hình giá cơ bản hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Có thể kể đến như là mẫu hình tam giác, vai đầu vai, nến đảo chiều, mẫu hình 3 đáy, 3 đỉnh, mẫu hình lá cờ, mẫu hình giá tiếp diễn,…. Nắm được các mẫu hình sẽ giúp nhà đầu tư trang bị cho mình chiến lược giao dịch phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát chặt chẽ rủi ro. Ở bài viết này, hãy cùng Stock Insight tìm hiểu về mô hình chữ nhật, các dạng của mẫu hình tiếp diễn và đảo chiều nhé!

Giới thiệu chung về mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật là gì?

Giới thiệu chung về mô hình chữ nhật
Giới thiệu chung về mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật được hình thành thông qua sự biến động của giá được xác định theo vùng đỉnh và đáy tạo thành form 2 đường thẳng song song như hình chữ nhật. Mô hình diễn ra khi thị trường/cổ phiếu có trạng thái lưỡng lự giữa cung/cầu chưa tìm được xu hướng chung.

Cấu trúc và vai trò của mô hình chữ nhật

Cạnh trên được hình thành bởi ít nhất 2 điểm (vùng) đỉnh bằng nhau → hình thành nên vùng kháng cự.

Cạnh đáy được hình thành bởi ít nhất 3 điểm (vùng) đáy bằng nhau → hình thành nên vùng hỗ trợ.

Diễn biến giá sẽ dịch chuyển trong vùng hỗ trợ – kháng cự được xác định. Nhà đầu tư quan sát MUA ở cạnh đáy (hỗ trợ) và BÁN ở cạnh trên (kháng cự) nếu khối lượng giao dịch chưa nổi bật và xu hướng giá chưa thay đổi. 

Mẫu hình chữ nhật tăng giá 

Được hình thành trong xu hướng tăng, mô hình chữ nhật xuất hiện khi bên mua cần tìm sự cân bằng hay nghĩ chân để tiếp tục cho một nhịp tăng mới. Có thể gọi đây là vùng tích lũy kiểm tra cung/cầu và chất lượng của dòng tiền. Hoặc được hình thành trong 1 vùng cực kì chán nản của dòng tiền. 

Cách giao dịch

  • Điểm mua: nhà đầu tư bắt đầu mở vị thế khi giá break cạnh trên với khối lượng khớp lệnh lớn. (Tuy nhiên, không nên FOMO theo khi giá đã chạy quá mạnh và kiên nhẫn chờ giá test lại cạnh trên). 
  • Điểm chốt lời kỳ vọng: giá tại điểm break cộng thêm khoảng cách giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, lúc này cần phải quan sát thêm xung lực của dòng tiền để tránh bán hớ. 
  • Điểm stop loss: được xác định khi giá nằm dưới ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu biên độ giữa kháng cự và hỗ trợ càng lớn thì cần phải quản trị rủi ro chặt chẽ hơn. 
Mô hình chữ nhật là gì - Đồ thị VNM khi ở vùng chán nản của dòng tiền
Hình 1: Đồ thị VNM khi ở vùng chán nản của dòng tiền
Mô hình hình chữ nhật - Đồ thị DGC nghĩ ngơi nắn dòng tiền chờ đợi xu hướng tăng mới
Hình 2: Đồ thị DGC nghĩ ngơi nắn dòng tiền chờ đợi xu hướng tăng mới

Mẫu hình chữ nhật giảm giá

Được hình thành trong xu hướng giảm, mô hình chữ nhật xuất hiện khi giá cần chững lại trước khi bắt đầu 1 nhịp giảm lớn hơn.

Hoặc vùng giá được hình thành ở vùng đỉnh với nhiều lượt bứt phá thất bại.

Chiến lược giao dịch: Hạn chế giao dịch ở mô hình chữ nhật giảm giá vì nếu có chỉ là các nhịp bulltrap kéo để bán.

Chiến lược bán hết khi giá phá vỡ vùng cạnh đáy (vùng hỗ trợ).

Mô hình chữ nhật - Đồ thị của Vnindex khi nhiều lần muốn bức phá mốc 1500 thất bại
Hình 3: Đồ thị của Vnindex khi nhiều lần muốn bức phá mốc 1500 thất bại

Lưu ý: Nhà đầu tư cần phải dành thời gian quan sát sự vận động của cổ phiếu vì mỗi cổ phiếu sẽ có tính cách giao dịch khác nhau từ đó tránh các nhịp break hoặc gãy ảo của giá.

Phân biệt giữa mô hình giá tiếp diễn và đảo chiều

Mẫu hình giá tiếp diễn 

Giá sẽ đi theo xu hướng ban đầu sau khi có điểm phá vỡ sau chuỗi vận động trong mẫu hình với thời gian ngắn (cả chiều tăng và chiều giảm). Các mẫu hình giá tiếp diễn tiêu biểu như: 

Mô hình chữ nhật: đã đề cập ở trên.

Mẫu hình cái nêm: giá có xu hướng hội tụ lại với biên độ thu hẹp dần.

Mô hình chữ nhật là gì

Mẫu hình tam giác:  vùng hỗ trợ/kháng cự ngang nhau tạo thành 1 cạnh thẳng. 

Mô hình hình chữ nhật

Mẫu hình lá cờ: tương đồng với mô hình chữ nhật nhưng là form giá ở mẫu hình lá cờ tạo 2 cạnh song song hướng lên hoặc hướng xuống sau quá trình tăng hoặc giảm giá.

Mô hình chữ nhật

→ Mẫu hình giá tiếp diễn có trendline được hình thành từ các điểm hỗ trợ và kháng cự.

→ Điểm mua/bán cơ bản khi giá phá vỡ kháng cự/hỗ trợ.

Mẫu hình đảo chiều

Được hình thành bằng các đường giá nối lại với nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Các mẫu hình đảo chiều cơ bản như là:

Mẫu hình 2 đỉnh (chữ M): 2 đỉnh giá tương đối gần nhau, đỉnh sau có thể cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh trước với khoảng cách hẹp  → giá sẽ đảo chiều giảm khi phá vỡ điểm đáy. 

→ Khi đồ thị giá hình thành mẫu hình này thì chỉ có chiến lược giao dịch BÁN ở các phiên giá hồi phục.

Mô hình chữ nhật là gì

Mẫu hình 2 đáy (chữ W): cách hiểu ngược lại với mẫu hình 2 đỉnh → giá sẽ đảo chiều tăng

Mô hình hình chữ nhật

Mẫu hình 3 đỉnh, 3 đáy cũng có cách vận dụng tương tự. Nhà đầu tư chú ý với càng nhiều đỉnh và nhiều đáy mà chưa xác nhận được xu hướng mới của giá thì thị trường sẽ càng biến động với biên độ rất lớn. 

Mẫu hình vai đầu vai

Đây được xem là mẫu hình đảo chiều phổ biến nhất thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của pha tăng giá. Bao gồm vai trái, đầu và vai phải.

Đỉnh thứ nhất là vai trái ngang với đỉnh thứ 3 là vai phải (mang tính tương đối).

Đỉnh thứ 2 là đầu cũng là đỉnh cao nhất.

Chiến lược giao dịch: Bán khi đồ thị giá xuất hiện mẫu hình này. 

Mô hình chữ nhật

Kết luận

Trong phân tích kỹ thuật, có rất nhiều mẫu hình giá hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Hi vọng rằng ở bài viết này nhà đầu tư nắm được cách sử dụng mô hình chữ nhật, tuy nhiên nhà đầu tư lưu ý rằng: không có mẫu hình nào chính xác tuyệt đối, nên kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật khác và hơn hết trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức về phân tích cơ bản để có thể giao dịch một cách bền vững và hiệu quả nhất.

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, ứng dụng chứng khoán HSC ONE sẽ là lựa chọn tối ưu, giúp bạn tự tin bước vào thị trường với nền tảng vững chắc.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

cổ phần và cổ phiếu

Cổ phần là gì? Cổ phần và cổ phiếu khác nhau như thế nào?

Trong đầu tư chứng khoán người ta hay nhắc đến cổ phiếu và cổ phần? Vậy cổ phần là gì? Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu và cổ phần khác...

Cách học đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới

Bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán? Nguồn lợi nhuận của chứng khoán sinh ra thật sự hấp dẫn hơn nhiều so với lãi...

RSI

Chỉ số RSI là gì? 4 ứng dụng chỉ số RSI trong giao dịch chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của...