Làm gì khi cổ phiếu bạn nắm giữ liên tục sụt giảm

Ngày đăng: 23/01/2025 lượt xem

Cổ phiếu tăng/giảm hay danh mục lãi/lỗ là điều tất yếu mà nhà đầu tư (NĐT) nào cũng sẽ gặp phải khi giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tất cả đều quy về yếu tố quản trị rủi ro về hành động và cảm xúc như thế nào nếu như cổ phiếu của bạn rơi vào tình trạng khó kiểm soát không như ý muốn của mình. Đối với bài viết này, Stock Insight sẽ bàn với nhà đầu tư về những điều bạn nên và không nên làm nếu như cổ phiếu bạn nắm giữ liên tục sụt giảm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Điểm danh 3 nguyên nhân khiến cổ phiếu sụt giảm liên tục

Yếu tố thị trường chung 

  • Khủng hoảng kinh tế, các dự báo tiêu cực về nền kinh tế chung. NĐT tham khảo thêm tại: Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
  • Bất ổn chính trị trong và ngoài nước và khu vực (gần đây nhất là xung đột giữa Iran- Israel…)
  • Hiệu ứng thiên nga đen, hiệu ứng này chỉ xảy ra với xác suất 5% tuy nhiên nếu có thì quá trình giảm điểm của thị trường sẽ kéo dài nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để gia tăng tài sản của nhà đầu tư nếu như họ thực sự nắm bắt được. Các sự kiện thiên nga đen tác động đến TTCK Việt Nam đã xảy ra như: sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981, COVID 19,….
  • Sự thay đổi chính sách điều hành tiền tệ đột ngột ảnh hưởng được đến thị trường tài chính nói chung. Ví dụ, như SBV hút tín phiếu mạnh vào giai đoạn giữa tháng 9.2023 khiến chỉ số VNindex giảm mạnh từ 1250 về vùng 1000 điểm trong khoảng thời gian ngắn. Hay quả bom trái phiếu bị nổ và sự kiện Vạn Thịnh Phát cũng khiến VNindex giảm mạnh (downtrend) từ vùng 1300 về vùng 900 điểm (từ tháng 8 đến tháng 11.2022). 

→ Tất cả các yếu tố này đều có tác động rất lớn đến tâm lý giao dịch ngắn hạn và xác suất cổ phiếu sẽ giảm rất lớn. 

Biểu đồ đầu tư
Hình 1: 2 giai đoạn ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường chung

Lúc này là giai đoạn dòng tiền thị trường chung bị ảnh hưởng rất lớn, các doanh nghiệp không có vấn để gì xấu về nội tại nhưng hiện tượng bán call chéo là nguyên nhân khiến các cổ phiếu sụt giảm mạnh. 

→ Chiến lược giao dịch: bình tĩnh và tích lũy dần vị thế cổ phiếu, điểm mua có thể tham khảo thêm phương pháp kỹ thuật. 

Yếu tố doanh nghiệp

  • Kết quả kinh doanh kém hơn so với cách mà thị trường đang kỳ vọng → yếu tố này sẽ được phản ánh khi gần sát ngày công bố kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm.
  • Doanh nghiệp đột ngột thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc gia nhập ngành mới với số vốn lớn so với quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS). 
  • Vấn đề pháp lý, yếu tố quản trị doanh nghiệp của ban lãnh đạo, ban điều hành → đây là yếu tố cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư cần phải lưu tâm. Ví dụ như các doanh nghiệp bất động sản, tài chính – ngân hàng là nhóm ngành dễ có sự tác động nhất về pháp lý. 
  • Yếu tố đối tác khách hàng lớn của doanh nghiệp rời đi hoặc phá sản,… Các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất,…sẽ bị tác động.
  • Yếu tố phát hành tăng vốn liên tục mà doanh nghiệp không sử dụng vốn một cách hợp lý. 

→ Đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất bởi vì nhà đầu tư đầu tư cổ phiếu là đầu tư vào doanh nghiệp nên phải nắm được hết các thông tin về doanh nghiệp đó. 

Ví dụ: CTCP tập đoàn YEAH1 (mã CK: YEG) có nhịp giảm giá rất mạnh khi đối tác lớn nhất là Youtbe chấm dứt hợp tác trên mạng lưới đa kênh (MCM) làm tổn thất rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của doanh nghiệp. Vì Youtube là đối tác lớn nhất → lúc này nhà đầu tư cần đánh giá lại khoản đầu tư của mình → bán trong nhịp hồi của cổ phiếu.

Biểu đồ đầu tư cổ phiếu

Cách đầu tư cổ phiếu

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng trượt dài mãi đến năm 2022 và bắt đầu hồi phục vào quý 4.2023 tới thời điểm hiện tại → lúc này nhà đầu tư đánh giá lại và quay lại với cổ phiếu YEG.

Đầu tư cổ phiếu dài hạn

Giá cổ phiếu sau khi doanh nghiệp hồi phục cũng có nhịp tăng rất mạnh mẽ cho thấy tầm quan trọng của báo cáo kinh doanh.  

Yếu tố ngắn hạn và tâm lý

Rumor (tin đồn) là yếu tố rất nhạy cảm đặc biệt ở TTCK Việt Nam. Có câu mua bán theo tin tức thực tế không sai nhưng NĐT nên chọn lọc và đánh giá các nguồn tin trước khi đưa ra quyết định giao dịch. 

Tâm lý giao dịch là điều không phải nhà đầu tư nào cũng giữ vững được. NĐT nên lưu ý rằng cần giữ cho bản thân 1 cái đầu thật lạnh để quyết đoán và đi lệnh một cách phù hợp. 

Các bước xử lý khi cổ phiếu liên tục sụt giảm

Bước 1: Tâm lý bình tĩnh và đánh giá tình hình

Quản trị cảm xúc là yếu tố đầu tiên nhà đầu tư nên làm và điều này khá khó với phần lớn các nhà đầu tư. Tránh hoảng loạn mà hành động theo đám đông. Đánh giá khách quan từ tổng thể thị trường cho đến riêng lẻ từng cổ phiếu nắm giữ. Và xem lại lý do tại sao bạn mua cổ phiếu

Bước 2: Phân tích nguyên nhân sụt giảm

Phân tích cơ bản: Đánh giá lại tình hình tài chính của doanh nghiệp, quan sát các động thái từ ban lãnh đạo và truyền thông với các thông tin (tin đồn) nếu có. Chú ý đến thời điểm cổ phiếu giảm có phải trùng với thời điểm công bố KQKD hay không.

Phân tích kỹ thuật: Xác định vùng hỗ trợ/kháng cự gần nhất để có hành động giá thích hợp 

Bước 3: Xác định lại mục tiêu khi tham gia trên TTCK

Nếu bạn là nhà Đầu tư ngắn hạn => quản trị rủi ro thật chặt. Đặt stop-loss khi giá chạm phải.

Nếu bạn là nhà Đầu tư dài hạn =>  Đánh giá liệu doanh nghiệp có thay đổi bản chất gì không khi giá giảm. Giảm theo xu hướng thị trường chung hay là do bản thân doanh nghiệp có vấn đề.

Bước 4: Ra quyết định để giải quyết vấn đề

Khi bạn vẫn có lòng tin và tiếp tục tin tưởng doanh nghiệp —> tiếp tục nắm giữ cổ phiếu

Khi phát hiện điều bất thường trong báo cáo, (kỹ năng này đòi hỏi bạn phải hiểu và đọc được BCTC của doanh nghiệp) —> hãy bán ra cổ phiếu 

Nếu doanh nghiệp tốt hơn và không có gì bất ổn sau quá trình nghiên cứu và phân tích, khi đó do yếu tố thị trường chung, cổ phiếu giảm quá so với giá trị thật —> tích lũy thêm vị thế

Đặt giới hạn cắt lỗ (stop-loss).

Rà soát, tái cân đối danh mục đầu tư định kỳ.

Note: kinh nghiệm cá nhân nếu như cảm thấy băn khoăn khó chịu khi nắm giữ một cổ phiếu giảm thì tốt nhất nên thoát hết vị thế chờ vùng thị trường cân bằng rồi hãy xem xét và đánh giá lại. 

Kết luận

Đối mặt với việc cổ phiếu giảm giá là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, nhưng cách nhà đầu tư phản ứng như thế nào sẽ quyết định được thành công của bạn. Hãy đưa ra quyết định dựa trên phân tích thay vì cảm xúc và luôn đặt mục tiêu dài hạn lên hàng đầu.

Hi vọng ở bài viết này cung cấp các thông tin bổ ích cho nhà đầu tư những việc nên và không nên làm khi cổ phiếu liên tục sụt giảm. 

Nếu bạn mới bước vào hành trình đầu tư và đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ, ứng dụng HSC ONE chính là lựa chọn lý tưởng, giúp bạn làm quen với thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Song song đó, nền tảng HscEdu được thiết kế hiện đại, sinh động và tích hợp hệ thống lưu trữ tiến trình học sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận kiến thức đầu tư. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để tự tin nâng tầm kỹ năng, trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và nắm bắt cơ hội sinh lời hấp dẫn!

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Thực phẩm và đồ uống là những nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp lớn mang tính đặc biệt...

Mô hình Camels

Mô hình Camels: Công cụ phân tích sức khỏe các tổ chức tài chính

Mô hình CAMELS là công cụ phân tích sức khỏe tài chính của các tổ chức tín dụng, đánh giá qua sáu yếu tố: vốn, chất lượng tài sản, quản...

Quản trị rủi ro không quá 10%

Chinh phục thị trường: Quản trị rủi ro không quá 10% (Phần 4)

Quản trị rủi ro 10% không đơn thuần chỉ là cắt lỗ, phương pháp này như một khoản bảo hiểm vốn đầu tư của bạn, đồng thời từ mức lỗ...