03 câu hỏi giúp bạn kiểm soát khoản lỗ đầu tư

Ngày đăng: 26/07/2023 lượt xem

Kiểm soát khoản lỗ là điều mà ai cũng mong muốn khi đầu tư chứng khoán nhưng lại rất khó để làm được. Đôi khi là do những yếu tố khách quan từ thị trường nhưng chủ yếu vẫn là do chính bản thân chúng ta. Chưa nói đến việc bạn sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, ngay từ khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán bạn cần phải biết cách/ mẹo để kiểm soát khoản lỗ. 

Làm thế nào để kiểm soát khoản lỗ?

Để kiểm soát khoản lỗ, điều đầu tiên mà bạn phải làm được đó chính là xây dựng một kế hoạch giao dịch rõ ràng. Thực chất, “Kế hoạch giao dịch” không phải là thứ gì cao siêu cả, bạn cần trả lời 03 câu hỏi quan trọng sau:

Trả lời 03 câu hỏi quan trọng giúp kiểm soát khoản lỗ

01. Số vốn bạn đầu tư là bao nhiêu? Đó có thực sự là tiền nhàn rỗi mà trong thời gian tới bạn chưa có nhu cầu sử dụng đến?

Hãy luôn nhớ rằng đầu tư lúc nào cũng đi liền với rủi ro. Vì thế vốn đầu tư của bạn phải thực sự là tiền “nhàn rỗi”, tức tiền chưa có nhu cầu sử dụng đến trong thời gian tới. Khoảng thời gian “nhàn rỗi” này có thể là 1 năm, 3 năm, 5 năm,… tùy thuộc vào kế hoạch tương lai của bạn và bạn phải xác định từ đầu để có phương pháp giao dịch hợp lý. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên trích một một phần của số tiền nhàn rỗi để bắt đầu chứ không nên “all in” tất cả để tránh áp lực tâm lý.

Xem xét ví dụ sau đây để hiểu hơn về tiền nhàn rỗi:

kiểm soát khoản lỗ đầu tư

02. Bạn chấp nhận mất tối đa bao nhiêu tiền trên số vốn của bạn?

Sau khi xác định được số vốn và thời gian đầu tư, bạn cần phải xác định tiếp bản thân có thể chấp nhận thua lỗ ở mức bao nhiêu?

kiểm soát khoản lỗ đầu tư

03. Với mỗi giao dịch cụ thể, bạn đã xác định được mình nên mua bao nhiêu cổ phiếu chưa? Mua ở mức giá nào? Khi nào chốt lời? Khi nào cắt lỗ? Dựa trên cơ sở nào?

Sau khi xác định được khoản lỗ tối đa mà bản thân có thể chấp nhận, bước tiếp theo bạn cần đi vào kế hoạch cụ thể cho mỗi lần vào lệnh. Dưới đây là 03 mức giá bạn cần xác định rõ ràng trước khi vào lệnh:

  • Giá vào lệnh
  • Giá cắt lỗ
  • Giá chốt lời

Ngoài ra, bạn còn cần xác định khối lượng cổ phiếu cần mua để khi cắt lỗ thì tài khoản của bạn vẫn nằm trong “phạm vi an toàn.

Bắt đầu lập kế hoạch giao dịch, việc đầu tiên bạn cần làm là tham khảo các phương pháp giao dịch hiện có trên thị trường, các công thức tính toán liên quan và một file nhật ký giao dịch mẫu để dễ dàng theo dõi hành trình đầu tư. 03 đầu mục vừa liệt kê, HscEdu đã có hướng dẫn cụ thể trong khoá học Quản trị vốn, bạn quan tâm có thể đọc/ kéo đến cuối bài để truy cập vào nguồn tài nguyên này (miễn phí).

Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia thị trường cũng hoàn thành tốt đến bước kiểm soát rủi ro, nhưng khi bắt đầu vào lệnh thì lại không có kế hoạch rõ ràng, số lượng cổ phiếu thì mua tùy theo cảm tính/ cảm nhận cá nhân. Đến khi nhiều cổ phiếu trong danh mục quay đầu giảm thì họ không kịp cắt lỗ theo kế hoạch đã đề ra. Hoặc cổ phiếu mua ít thì tăng, mua nhiều thì giảm, dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả.

Tuân thủ cam kết vẫn là mấu chốt

Bước cuối cùng của chu kỳ kiểm soát khoản lỗ đầu tư chính là “cam kết với bản thân”.

kiểm soát khoản lỗ đầu tư

Chúng ta đều rất dễ dàng bị cảm xúc chi phối trong quá trình giao dịch, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán luôn biến động liên tục như “tàu lượn siêu tốc”. Chính vì thế sau khi đưa ra kế hoạch thì việc cam kết tuân thủ kế hoạch là vô cùng quan trọng.

Khi thua lỗ trên tài khoản, mỗi cá nhân luôn mang tâm lý đó chỉ là khoản lỗ tạm thời cho đến khi nào bản thân thực sự cắt lỗ. Đến khi giá đã giảm đến giá cắt lỗ theo kế hoạch, bạn vẫn tiếp tục “nuôi hy vọng”, gồng lỗ để chờ đợi giá tăng trở lại. Do vậy, nhiều khi điều cần làm chính là lạnh lùng, lý trí tuân thủ theo đúng nguyên tắc, không được để cảm xúc xen vào.

Kết lại, việc lập kế hoạch khó 1 thì tuân thủ cam kết khó 10. Trước khi nghĩ đến việc tạo ra thêm lợi nhuận cần ưu tiên học cách kiểm soát khoản lỗ. Đọc hết đây, nếu bạn vẫn còn mơ hồ nhiều câu hỏi, hãy để HscEdu giúp bạn.

>> Tìm hiểu khóa học Quản trị vốn và đăng ký tài khoản HscEdu miễn phí tại: https://edu.hsc.com.vn/

 

Bài viết cùng chuyên mục

Chiến lược đa dạng hóa Danh mục đầu tư (Phần 3)

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một việc làm cần thiết đối với nhà đầu tư khi tham gia thị trường tài chính nói riêng và đầu tư...

cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Có nên mua cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp?

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệpngày càng thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư. Việc hiểu rõ về các yếu tố tác động đến sự...

cổ phiếu công nghệ

5 Lý do cổ phiếu công nghệ luôn được các nhà đầu tư ưu ái

Cổ phiếu công nghệ đã trở thành một trong những chủ đề hot trong thị trường chứng khoán hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông...