Dư mua dư bán là gì? Hiểu rõ về cung cầu trên bảng giá chứng khoán
Thông qua bảng giá chứng khoán hay trên các app giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư sẽ chú ý thấy các dòng lệnh ở 2 cột mua bán điều đó đang thể hiện giá với khối lượng dư mua, dư bán. Và nếu hiểu được dư mua dư bán là gì thì sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cung cầu đang hành động như thế nào trên bảng giá. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Mục Lục
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua
Cho thấy khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư kỳ vọng mua tại 3 mốc giá (biên độ tương ứng với giá) theo thứ tự giảm dần từ trên xuống (nếu trên bảng giá HSC sẽ theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải). Hiển thị ở cột bên trái của bảng thông tin giá —>Tthể hiện trạng thái chờ được MUA
Dư bán
Cho thấy khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư kỳ vọng bán tại 3 mốc giá (biên độ tương ứng với giá) theo thứ tự tăng dần từ trên xuống (nếu trên bảng giá HSC sẽ theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải). Hiển thị ở cột bên phải của bảng thông tin giá —> thể hiện trạng thái chờ được BÁN.

- GT: 165.5B → Giá trị đang được khớp lệnh 136,5 tỷ đồng
- KL: 5.1M → Khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh tới thời điểm hiện tại: hơn 5,1 triệu cổ phiếu
- Cột nhiệt độ trong phiên (được khoanh trong ô màu tím): Thể hiện màu xanh đang vượt hơn so với màu đỏ → cho thấy tổng khối lượng chờ mua đang lớn hơn tổng khối lượng chờ bán (CUNG > CẦU)
- Khung bên trái: Với 3 cột khối lượng bên chờ mua ứng với 3 cột giá chờ mua
- Khung bên phải: Với 3 cột giá chờ bán ứng với 3 cột khối lượng bên chờ bán
Như HCM đang hiển thị các lệnh dư mua, dư bán như sau:
- Dư mua: 40k2 cổ phiếu ở giá 27.1; 48k3 cổ phiếu ở giá 27.1; 42k cổ phiếu ở giá 27.05
- Dư bán: 21k7 cổ phiếu ở giá 27.2; 47k5 cổ phiếu ở giá 27.25; 117.1k cổ phiếu ở giá 27.3

Để hiểu thêm về dư mua dư bán trên bảng giá chứng khoán, mời nhà đầu tư đọc thêm tại bài Cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới đầu tư.
Tác động của dư mua và dư bán đến diễn biến cung cầu thị trường
Dư mua lớn → Tín hiệu nhu cầu cao
Dư mua lớn cho thấy số lượng lớn nhà đầu tư muốn mua vào cổ phiếu tại các mức giá kỳ vọng tuy nhiên điều đó chỉ cho thấy họ đang muốn “KHOE TIỀN” hơn là muốn đẩy giá.
Dư bán lớn → Áp lực lượng cung lớn
Dư bán lớn cho thấy số lượng lớn nhà đầu tư muốn bán ra cổ phiếu tại các mức giá kỳ vọng tuy nhiên điều đó chỉ cho thấy họ đang muốn “KHOE HÀNG” hơn là muốn bán.
Dư mua và dư bán với số lượng lớn cổ phiếu thông thường rất dễ xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao.
Hoặc sẽ xuất hiện tại thời điểm:
- Vùng tạo đáy: chất lệnh bên bán nhiều thể hiện dư bán lớn→ ép lượng hàng cuối cùng của nhà đầu tư còn đang nắm giữ cổ phiếu đó để “LÁI” gom hàng.
- Vùng tạo đỉnh: chất lệnh bên mua nhiều thể hiện dư mua lớn → muốn nhà đầu tư FOMO lên giá cao để “LÁI” thoát hàng.
Nếu như ở thị trường đang ít sự biến động tuy nhiên xuất hiện cổ phiếu có cách kê lệnh mua và bán KHÁC HƠN với mọi ngày thì cổ phiếu đó SẮP CÓ BIẾN. Điều này đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ và bám bảng thường xuyên của nhà đầu tư.
Kinh nghiệm quan sát thị trường trên quan điểm nhà đầu tư cá nhân cho thấy BÊN KÊ (nhiều) LÀ BÊN YẾU.
Cung cầu cân bằng?
Khi dư mua và dư bán không chênh lệch quá nhiều → trạng thái cân bằng cung cầu xuất hiện Trạng thái này có thể giúp duy trì giá cổ phiếu ở mức hợp lý và ít biến động → dễ tìm cơ hội giao dịch hơn.
Dư mua, dư bán thể hiện thanh khoản ở trạng thái chờ đợi, qua đó giúp nhà đầu tư xác định được chênh lệch cung-cầu của cổ phiếu đó.
Nhà đầu tư lưu ý: Nếu bỏ qua tất cả các thuyết âm mưu, hay ý đồ của tạo lập, đội lái thì CUNG và CẦU là yếu tố chân thật nhất cho nhà đầu tư thấy diễn biến thật nhất của giá.
Nhà đầu tư có thể xem thêm diễn biến cung cầu VNINDEX thông qua chỉ báo tâm lý và thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn hằng ngày của HSC.

Có thể hiểu như sau: đường màu xanh là đường CẦU, đường màu cam là đường CUNG.
CẦU nằm trên CUNG thì thể hiện lượng CẦU mạnh hơn CUNG → Tín hiệu phân kỳ dương sẽ hình thành nếu CẦU cắt lên CUNG → tín hiệu MUA.
CẦU nằm dưới CUNG thì thể hiện lượng CẦU yếu hơn CUNG → tín hiệu phân kỳ âm sẽ hình thành nếu CẦU cắt xuống CUNG → tín hiệu BÁN.
Nhìn vào biểu đồ thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn sẽ đánh giá được như sau
- Vùng CẦU vào trạng thái hưng phấn (xác suất quanh mức gần 40%) → nên bán.
- Vùng CUNG VÀ CẦU hội tụ sự chán nản (xác suất quanh mức 10%) → nên mua.
Các lưu ý khi sử dụng thông tin dư mua dư bán trong đầu tư
Không nên dựa vào Dư mua/Dư bán để đưa ra quyết định mua/bán với cổ phiếu đó.
Quan sát dư mua/dư bán thường xuyên dễ gây ra ảnh hưởng tâm lý mua bán vì theo quan sát trên quan điểm của nhà đầu tư cá nhân, dòng tiền hay lượng hàng của nhóm tổ chức có thể tác động được mới dư/mua bán trên sàn, qua đó tác động mạnh tới cung cầu (ảo).
Thường xuyên kiểm tra thông tin dư mua/dư bán để nhận biết biến động thị trường. Đặc biệt quan sát vào đầu và cuối phiên giao dịch khi thường có khối lượng giao dịch lớn.
Kết luận
Với nhà đầu tư theo phương pháp dài hạn thì không cần để ý quá nhiều đến dư mua dư bán là gì mà cần dựa vào giá trị của doanh nghiệp trên các báo cáo tài chính và triển vọng thông qua kế hoạch của doanh nghiệp đặt ra trong tương lai. Hi vọng thông qua bài viết này, nhà đầu tư trang bị cho mình cách nhìn tổng quan về dư mua dư bán, cung và cầu trên thị trường để phù hợp cho chiến lược giao dịch mà mình đã đặt ra.
Đối với nhà đầu tư mới, chọn công cụ hỗ trợ đúng đắn là chìa khóa để khởi đầu thuận lợi. HSC ONE giúp bạn tiếp cận thị trường dễ dàng, trong khi HscEdu hỗ trợ học tập hiệu quả, nâng cao kiến thức và kỹ năng để tự tin đầu tư sinh lời. Chúc nhà đầu tư giao dịch thành công.
Phạm Minh Hậu
Account Manager