Cổ phiếu ngành bưu chính viễn thông – Top 3 cổ phiếu nổi bật

Ngày đăng: 17/08/2024 lượt xem

Ngành Bưu chính Viễn thông đang không ngừng phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới với những xu hướng mới, góp phần quản lý đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế của người dân. Với làn sóng cách mạng đến từ Trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ bán dẫn, dữ liệu lớn, cuộc đua làn sóng 5G đang là động lực cho kinh tế toàn cầu vận động và bùng nổ.

Cổ phiếu ngành bưu chính viễn thông đang tạo được làn sóng tăng giá mạnh trên các thị trường chứng khoán lớn như ở Mỹ, châu Âu và cả Việt Nam. Cùng Stock Insight tìm hiểu về nhóm ngành này nhé.

Tổng quan bối cảnh ngành Bưu chính Viễn thông tại Việt Nam

Ngành Bưu chính Viễn thông là một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội hiện đại, là phương tiện truyền dẫn và chuyển giao thông tin qua nhiều địa điểm. Ngành này chia thành hai lĩnh vực chủ chốt: “Bưu chính” và “Viễn thông”.

Bưu chính: Là ngành chịu trách nhiệm thu thập, vận chuyển và phân phối thư từ, báo chí, bưu phẩm, hàng hóa, cũng như cung cấp các dịch vụ bưu chính khác như gửi thư nhanh, chuyển tiền, và các dịch vụ tương tự. Dịch vụ bưu chính đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người, trao đổi thông tin và hàng hóa.

Viễn thông: Đây là phần chuyên về truyền dẫn thông tin qua các phương tiện điện tử, bao gồm điện thoại (cố định và di động), truyền hình, internet, và các dịch vụ liên quan. Viễn thông mở rộng khả năng giao tiếp vượt ra khỏi giới hạn địa lý thông thường, cho phép truyền tải dữ liệu và thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là lĩnh vực chuyên sâu về nghiên cứu và sử dụng các thiết bị, tạo nên mạng lưới truyền dẫn thông tin, phục vụ cho mục đích giao tiếp xuyên biên giới.

Ngành Bưu chính Viễn thông có vai trò quan trọng trong:

  • Phát triển kinh tế – xã hội: Góp phần thúc đẩy giao thương, đầu tư, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội.
  • Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần: Giúp con người dễ dàng kết nối, giao tiếp, tiếp cận thông tin và giải trí.
  • Bảo đảm an ninh, quốc phòng: Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.

Triển vọng ngành Bưu chính Viễn thông tại Việt Nam

Hiện nay, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với tốc độ cao. Nhờ sự đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp, hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Chất lượng dịch vụ viễn thông cũng ngày càng được nâng cao, giá cả dịch vụ ngày càng cạnh tranh. Với cơ cấu dân số bùng nổ trong giai đoạn vừa qua, lực lượng lao động trẻ chiếm đa số, các doanh nghiệp mới phát triển nên các định hướng phát triển Bưu chính viễn thông của Việt Nam theo các hướng sau:

Phát triển mạng 5G: Không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng đang bắt nhịp nhanh chóng và trở thành một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia vào hành trình triển khai thử nghiệm mạng 5G. Cuối năm 2020, cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone, Viettel đã lần lượt công bố thử nghiệm dịch vụ 5G tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và sau đó liên tiếp mở rộng ra các thành phố lớn khác.

Đại diện Viettel cho biết sẽ mạnh dạn đầu tư rất nhiều trong lĩnh vực hạ tầng, như hạ tầng giao thông, hạ tầng số. Đặc biệt, trong năm 2024 sẽ phủ sóng 5G trên toàn quốc.

Chuyển đổi số: Nhu cầu chuyển đổi dữ liệu, hệ thống điều hành doanh nghiệp từ truyền thống thủ công sang áp dụng công nghệ, hệ thống quản lý chuyên biệt nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại mới.

Xây dựng trung tâm dữ liệu (big data), trí tuệ nhân tạo: Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để các doanh nghiệp lớn như Amazon, Microsoft, Samsung… có thể đặt những trung tâm dữ liệu lớn. Việc Tập đoàn NVIDIA hợp tác cùng Tập đoàn FPT để hướng tới phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo thể hiện những bước tiến sâu sắc của thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam nhằm đón đầu xu hướng mới.

Tuy nhiên, ngành Bưu chính viễn thông cũng phải đối mặt với một số thách thức như: Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nguy cơ mất an ninh mạng khi lượng dữ liệu lớn được tập hơn. Nhu cầu ngày càng cao của người dân về các dịch vụ viễn thông chất lượng cao với giá cả hợp lý.

Để phát triển bền vững, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng viễn thông, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ viễn thông mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành dịch vụ.

Top các cổ phiếu ngành bưu chính viễn thông

FPT – Công ty Cổ phần FPT

Tập đoàn FPT (tiếng Anh: FPT Corporation), tên chính thức là Công ty Cổ phần FPT, là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, hoạt động trong ba lĩnh vực chính: Công nghệ, Viễn Thông, Giáo dục.

Tập đoàn FPT được thành lập vào năm 1988 với 13 thành viên sáng lập. Trải qua hơn 30 năm phát triển, FPT đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh với hơn 50.000 nhân viên và doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng. FPT hiện có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

cổ phiếu ngành bưu chính viễn thông

Các thông tin về mã cổ phiếu FPT

  • Giá hiện tại: 126.000 đ/cổ phiếu (kết phiên ngày 19/7/2024) 
  • Vốn chủ sở hữu: 32.784 tỷ đồng
  • KLCP đang niêm yết: 1.460.448.000 cổ phiếu
  • KLCP đang lưu hành: 1.460.448.000 cổ phiếu
  • Doanh thu năm 2023: 52.617 tỷ đồng
  • Lợi nhuận sau thuế 2023: 6.465 tỷ đồng 

>>> Theo dõi giao dịch cổ phiếu FPT trên HSC ONE

CTR – Tổng công ty Công trình Viettel

Tổng Công ty CP Công trình Viettel là 1 thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Trải qua 28 năm phát triển và đồng hành cùng công chúng, Tổng Công ty đã xây dựng được hệ thống hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước với hơn 50.000 trạm phát sóng, 320.000 km cáp quang (tương đương 8 vòng trái đất), bao phủ 100% lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng biển hải đảo, vùng sâu vùng xa. Đồng thời Tổng Công ty còn tiên phong tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Từ đơn vị xây lắp thuần túy, trở thành Tổng Công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật , công nghệ với quy mô gần 11.000 người, tâm đắc mang trong mình sứ mệnh đồng hành “Dựng Xây Cuộc Sống Mới” cùng các doanh nghiệp trên cả nước và thế giới.

Các thông tin về mã cổ phiếu CTR

  • Giá hiện tại: 135.000 đ/cổ phiếu (kết phiên ngày 19/7/2024) 
  • Vốn chủ sở hữu: 1.895 tỷ đồng
  • KLCP đang niêm yết: 114.384.000 cổ phiếu
  • KLCP đang lưu hành: 114.384.000 cổ phiếu
  • Doanh thu năm 2023: 12.298 tỷ đồng
  • Lợi nhuận sau thuế 2023: 515 tỷ đồng

>>> Theo dõi giao dịch cổ phiếu CTR trên HSC ONE

VGI – Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel

Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng. Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (nay là Tổng Công ty Đầu tư quốc tế Viettel) được thành lập tháng 10 năm 2006 với tầm nhìn và sứ mệnh đưa Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Thương hiệu quốc tế đầu tiên của Viettel là Metfone tại thị trường Campuchia. Năm 2009, Viettel tiếp tục khai trương tại thị trường Lào với thương hiệu Unitel. Đến nay, tập đoàn đã khai mở được 10 thị trường, chưa kể các văn phòng đại diện tại Mỹ, Pháp, Nga, Nhật…

cổ phiếu ngành bưu chính viễn thông Viettel

Các thông tin về mã cổ phiếu VGI

  • Giá hiện tại: 92.500 đ/cổ phiếu (kết phiên ngày 19/7/2024) 
  • Vốn chủ sở hữu: 31.114 tỷ đồng
  • KLCP đang niêm yết: 3.043.811.000 cổ phiếu
  • KLCP đang lưu hành: 3.043.811.000 cổ phiếu
  • Doanh thu năm 2023: 28.212 tỷ đồng
  • Lợi nhuận sau thuế 2023: 1.647 tỷ đồng. 

>>> Theo dõi giao dịch cổ phiếu VGI trên HSC ONE

Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành Bưu chính Viễn thông

Nhìn chung, cổ phiếu ngành Bưu chính viễn thông là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng cao và đang trong giai đoạn phát triển mạnh cùng làn sóng phát triển với thế giới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư, ví dụ các điều luật quy định hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính trước khi đầu tư vào bất kỳ ngành nào, và nhất là ý kiến của các chuyên gia trong ngành. 

Kết luận

Tóm lại, ngành bưu chính viễn thông đang ghi nhận những cơ hội phát triển vượt bậc nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ và nhu cầu kết nối ngày càng cao. Các cổ phiếu nổi bật trong ngành này đều cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể và khả năng sinh lời hấp dẫn. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như chỉ số tài chính, chiến lược phát triển và tình hình thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Tạo lập chiến lược giao dịch dựa trên sự kết hợp giữa Bollinger Band và đường trung bình động

Chiến lược giao dịch kết hợp giữa Bollinger Band và đường trung bình động

Trong giao dịch chứng khoán, việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra quyết định giao dịch là điều vô cùng quan trọng. Bollinger Band và đường...

Sau khi bán cổ phiếu bao lâu tiền về tài khoản?

Sau khi bán cổ phiếu bao lâu tiền về tài khoản?

Sau khi bán cổ phiếu bao lâu tiền về tài khoản cá nhân là một câu hỏi phổ biến mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Quy trình này không...

top-down là gì

Top-down là gì? Phân biệt phương pháp top-down và bottom-up

Top-Down là gì?  Top-Down là một phương pháp đầu tư trong chứng khoán mà nhà đầu tư sẽ bắt đầu với phân tích của thị trường chung, sau đó dần...