Chỉ báo CMF: Từ dòng tiền đến quyết định giao dịch chính xác

Ngày đăng: 28/11/2024 lượt xem

Chỉ báo CMF là công cụ mạnh mẽ giúp trader theo dõi dòng tiền vào và ra của một tài sản, đánh giá sức mạnh xu hướng giá. Phát triển bởi Marc Chaikin, CMF không chỉ đo lường khối lượng giao dịch mà còn phản ánh tâm lý thị trường. Trong bài viết này, cùng Stock Insight khám phá cách hoạt động, cách tính toán và áp dụng chỉ báo CMF để tối ưu hóa chiến lược đầu tư, nâng cao hiệu quả giao dịch trong thị trường biến động.

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về chỉ báo CMF, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Chỉ báo CMF là gì và nó hoạt động ra sao?

CMF là gì?

Chỉ báo CMF (Chaikin Money Flow) là một chỉ báo kỹ thuật dùng để phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chỉ báo này được Marc Chaikin phát triển để đo áp lực mua/bán của cổ phiếu. Rõ ràng khi phân tích cổ phiếu việc xác định áp lực mua/bán thực tại và tiềm năng sẽ giúp chúng ta phán đoán được xu hướng sắp tới của cổ phiếu. Nếu áp lực bán cao và liên tục thì khả năng xuống giá của cổ phiếu đó lớn và ngược lại khi nhu cầu mua cổ phiếu đó tăng thì khả năng tăng giá của cổ phiếu đó cao. 

Ngoài chỉ báo CMF, Chaikin còn phát triển chỉ báo Đường tích lũy/phân phối (ADL). Chaikin cũng đã phát triển chỉ báo Chaikin Volume Accumulator. Hai chỉ báo chính liên quan đến ADL là Chaikin Oscillator và chỉ báo Chaikin Money Flow, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trên Phố Wall kể từ khi ra đời. 

Chỉ báo CMF - Marc Chaikin
Hình 1. Marc Chaikin

Vào cuối những năm 2000, Chaikin đã thành lập Chaikin Stock Research, nhằm cung cấp các công cụ chứng khoán chuyên nghiệp cho các nhà đầu tư cá nhân.

Nguyên lý hoạt động của CMF

Chaikin cho rằng áp lực mua/bán có thể được xác định bằng khoảng cách từ giá đóng cửa so với giá cao nhất và thấp nhất của nó. Nếu giá được duy trì trên giá đóng cửa nhiều hơn thì áp lực mua sẽ lớn hơn và ngược lại nếu giá duy trì ở mức dưới giá đóng cửa nhiều hơn thì áp lực bán sẽ lớn hơn. Ngoài những biến động về giá so với giá đóng cửa thì khối lượng cũng là một yếu tố quan trọng để xác định dòng tiền Chaikin (CMF).

Công thức tính CMF

Tính toán chỉ số dòng tiền Chaikin (CMF) sẽ qua 3 bước như sau:

Bước 1. Tính hệ số nhân dòng tiền.

[(Close  –  Low) – (High – Close)] /(High – Low) = Money Flow Multiplier

Bước 2. Tính khối lượng dòng tiền

Money Flow Multiplier x Volume = Money Flow Volume

Bước 3. Tính CFM. Ở bước này nhà phân tích có thể cài đặt khoảng thời gian để phù hợp với từng cổ phiếu. Thông thường được cài đặt là chu kỳ 21 ngày.

Tổng:  Money Flow Volume trong 21 ngày / Tổng Volume trong 21 ngày = CMF
Cách sử dụng chỉ báo CMF - Cách cài đặt CMF trong Amibroker
Hình 2. Cách cài đặt CMF trong Amibroker

Giá trị của chỉ báo CMF sẽ giao động từ -1 đến 1. Khi CMF tiến gần tới -1 thì áp lực bán tăng dần và khi CMF tiến đến 1 thì lực mua tăng dần.

Các dấu hiệu quan trọng từ chỉ báo CMF

Chỉ báo CMF - Sự biến động của giá tương ứng với giá trị của CMF
Hình 3. Sự biến động của giá tương ứng với giá trị của CMF

Áp lực mua bán của cổ phiếu giúp nhận ra xu hướng diễn biến giá sắp tới. Trên đồ thị ta có thể thấy áp lực bán liên tục gia tăng, tức là chỉ báo CMF liên tục dưới 0 từ đầu tháng 6 năm 2024 đến cuối tháng 8 năm 2024 khiến cho giá cổ phiếu HCM liên tục đi xuống. Bắt đầu từ đầu tháng 8 năm 2024 chỉ số CMF có dấu hiệu đảo chiều lên trên mức 0 tức là áp lực mua tăng cao dần lên khiến cho giá cổ phiếu tăng lên suốt trong tháng 8 và tháng 9 năm 2024.

Cách sử dụng chỉ báo CMF - Diễn biến phân kỳ giữa giá và chỉ số CMF
Hình 4. Diễn biến phân kỳ giữa giá và chỉ số CMF

Giai đoạn từ cuối tháng 5 năm 2024 mặc dù giá cổ phiếu STB có xu hướng tăng nhưng chỉ báo CMF lại liên tục ở dưới ngưỡng 0 cho thấy áp lực bán không hề suy giảm điều đó dự báo khả năng cổ phiếu STB sẽ đảo chiều trong thời gian tới và thực tế thì từ giữa tháng 6 và đến đầu tháng 8 STB đã bước vào giai đoạn giảm giá.

Qua quá trình phân tích đồ thị HCM và STB thời gian trên ta có thể thấy có những lúc CMF đảo chiều vượt lên ngưỡng 0 trong một thời gian ngắn rồi lập tức quay trở lại dưới ngưỡng 0 hoặc ngược lại và tạo ra các tín hiệu giả. Để khắc phục điều đó nhiều nhà phân tích đã chọn những thông số già hơn ngưỡng 0 như là -0.05 hoặc 0.05 để tăng độ tin cậy cho chỉ báo.

Những điều cần chú ý khi sử dụng chỉ báo CMF

Qua công thức tính hệ số nhân dòng tiền ở bước 1.

[(Close  –  Low) – (High – Close)] /(High – Low) = Money Flow Multiplier

Ta có thể thấy ở những thời điểm tạo ra các khoảng rơi về giá, hoặc tăng mạnh về giá (Gap) sẽ tạo ra những giá trị âm hoặc dương lớn và gây ảnh hưởng lâu dài đến việc tính chỉ báo CMF trong một khoảng thời gian tương đối lớn. Điều này sẽ dẫn đến thông tin về tín hiệu của CMF ko còn chính xác.

Chỉ báo CMF - Những khoảng Gap về giá làm cho chỉ số CMF không đáng tin cậy
Hình 5. Những khoảng Gap về giá làm cho chỉ số CMF không đáng tin cậy

Kết luận

Chỉ báo CMF là một chỉ báo kỹ thuật tuyệt vời để xác định áp lực mua/bán của cổ phiếu từ đó có thể dự đoán được xu hướng giá sắp tới của cổ phiếu. Cũng giống như các chỉ báo kỹ thuật khác đều có những thiếu sót và không trọn vẹn khi sử dụng chỉ số này. Thông thường đối với các cổ phiếu khác nhau với một số môi trường giao dịch khác nhau người ta thường cài đặt các thông số khác nhau để cho phù hợp hơn với các cổ phiếu đó.

Ngoài ra để tăng độ tin cậy của chỉ báo người ta còn phối hợp với bộ giao động Chaikin (Chaikin Oscillator) để hỗ trợ dự đoán diễn biến giá cổ phiếu chính xác hơn.

Đầu tư chứng khoán trên app chứng khoán là hình thức trực tuyến giúp cho nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư cổ phiếu của mình nên chứng khoán HSC ONE là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Phạm Thạch
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

RSI

Chỉ số RSI là gì? 4 ứng dụng chỉ số RSI trong giao dịch chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của...

Chỉ số OBV: Sử dụng OBV để đón đầu xu hướng thị trường

Chỉ số OBV: Sử dụng OBV để đón đầu xu hướng thị trường

Chỉ số OBV là công cụ kỹ thuật quan trọng giúp Nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường bằng cách phân tích khối lượng giao dịch. Được phát...

OTC là gì

Sàn OTC là gì? 5 điều cần biết về thị trường OTC!

Sàn giao dịch OTC là gì? Khái quát thị trường chứng khoán OTC Sàn giao dịch chứng khoán OTC (Over-the-Counter) là một hình thức giao dịch chứng khoán diễn ra...