Cách đọc bảng giá HSC và phân tích dữ liệu thị trường như một chuyên gia
Phân tích bảng giá là một kỹ năng rất cần thiết với nhà đầu tư (NĐT) đặc biệt là những NĐT mới tham gia trên thị trường chứng khoán (TTCK) giúp họ có góc nhìn tổng quan về sự chuyển động của giá tại thời điểm realtime. Nhưng làm cách nào để có thể hiểu đọc và phân tích dữ liệu thị trường thông qua bảng giá một cách chuyên nghiệp nhất?
Sau đây, hãy cùng chuyên gia Stock insight tìm hiểu thêm nhé!
Mục Lục
Cấu trúc bảng giá HSC
Bảng giá HSC rất đơn giản dễ nhìn, chỉ thuần quan sát diễn biến giá cả không tích hợp thêm các yếu tố khác như phân tích kỹ thuật (PTKT) hay các chỉ số tài chính khác,… như các bảng giá của các CTCK khác.
NOTE: Bảng giá HSC được lấy dữ liệu từ sở GDCK TPHCM (HOSE), sở GDCK Hà Nội (HNX) và trung tâm lưu ký và bù trừ chứng khoán (VSD).
Biến động giá: đây chắc chắn là yếu tố đầu tiên mà phần lớn NĐT quan tâm, thông qua 5 màu sắc phổ biến để xác định tình trạng cổ phiếu tại thời điểm tức thời.
- Xanh: giá hiện tại lớn hơn giá tham chiếu (giá đang tăng)
- Đỏ: giá hiện tại nhỏ hơn giá tham chiếu (giá đang giảm)
- Vàng: Giá tham chiếu (không tăng không giảm)
- Tím: giá hiện tại tăng max biên độ (CE)
- Xanh lơ: giá hiện tại giảm max biên độ (FL)

NOTE: NĐT xem bảng điện lô lẻ tại góc phải trên của giao diện.
Quan sát KLGD & các kê lệnh đặt mua/bán
Khối lượng giao dịch: được hiển thị trên bảng giá HSC là Tổng KLTH ở cạnh phải bảng điện. Đọc khối lượng giúp nhà đầu tư đánh giá được xu hướng của dòng tiền qua từng phiên giao dịch tuy nhiên sẽ chỉ đáng giá được dòng tiền nước ngoài, cá nhân, số liệu tự doanh và tổ chức chờ công bố của HOSE.
Dư mua/Dư bán: thể hiện ở khung MUA và BÁN giúp NĐT đánh giá được CUNG và CẦU thông qua các lệnh được kê chờ khớp.
NOTE:
→ Tổng khối lượng bên dư mua nhiều hơn rất nhiều (lớn hơn 80%) bên dư bán → Cầu >Cung. Và ngược lại. Điều này sẽ phù hợp với bối cảnh thị trường/cổ phiếu biến động với biên độ ít.
→ Nếu như cổ phiếu đang trong uptrend nhưng xuất hiện lượng kê MUA nhiều đột biến (tính bằng hàng triệu cổ phiếu) → NĐT có thể hiểu là “LÁI ĐANG ÉP BẠN MUA GIÁ LÊN” → ĐÂY LÀ LÚC NÊN CHỐT LỜI TỪNG PHẦN.
→Nếu như cổ phiếu đang trong downtrend nhưng xuất hiện lượng kê BÁN nhiều đột biến (tính bằng hàng triệu cổ phiếu) → NĐT có thể hiểu là “LÁI ĐANG ÉP BÁN HẾT ĐÓ” → ĐÂY LÀ LÚC NÊN GOM HÀNG.
Đọc dữ liệu khớp lệnh
Lệnh ATO: NĐT không nên để tâm nhiều đến giá ATO vì cung cầu đầu phiên rất khó xác định và các lệnh đặt đột biến (nếu có) trong khung giờ ATO thì khả năng cao là tác động của media đến doanh nghiệp (cả tiêu cực và tích cực).
Lệnh ATC: ảnh hưởng đến giá tham chiếu của phiên giao dịch hôm sau đối với cổ phiếu ở HOSE hay HNX. Biến động mạnh sẽ diễn ra trong các đợt review quỹ ETF.
→ NOTE: nếu có những cách biệt về giá ở ATC so với giá giao dịch trong phiên thì thông thường phiên ATO hôm sau sẽ được cân bằng lại so với giá trước ATC của phiên hôm trước.
Khớp lệnh liên tục: đây là khoảng thời gian quyết định cung cầu thực trong phiên và mọi hành động giá hay hành vi giao dịch phần lớn sẽ được quyết định trong phiên này.
Lệnh MP: nếu như cổ phiếu đột ngột xuất hiện trạng thái mua lên đột biến khớp lệnh liền thì cổ phiếu đó khả năng vào sóng tăng. Ngược lại nếu áp lực bán được đẩy ra bằng lượng lớn thì khả năng cố phiếu đó sẽ vào sóng giảm.
Theo dõi biến động của chỉ số chung

Độ rộng của VNIndex là phổ biến nhất giúp nhà đầu tư có cách nhìn trực quan hơn so với HNX-Index và UPCOM-Index. Đặc biệt nếu như nhà đầu tư tập trung quan sát chỉ riêng VNIndex và VN30 thì nhà đầu tư sẽ biết được xu hướng dòng tiền đang ở đâu.
Nếu như chỉ số VN30 tăng điểm vượt bậc so với VNIndex thì nhà đầu tư sẽ biết được là nhóm vốn hóa lớn đang hút dòng tiền tốt hơn so với midcap và smallcap.
Ngược lại nếu như chỉ số VNIndex đang xanh điểm trong khi đó VN30 đang giảm kha khá thì midcap và smallcap đang dẫn sóng và áp lực thị trường chung đến từ nhóm vốn hóa lớn.

NĐT có thể thấy chỉ số VNIndex tăng vượt bật hơn so với VN30 → midcap và smallcap đang tăng tốt hơn.
Quan sát thêm chỉ số ngành: đặc biệt là VNFINLEAD và VNFIN SELECT đại diện ngành tài chính và ngành này là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn hóa và có sức ảnh hưởng nhất đến các bộ chỉ số.
→ Một khi chỉ số này đồng loạt tăng sẽ giúp cải thiện rất tốt tâm lý giao dịch của toàn thị trường chung, ngược lại nếu nhóm này giảm thì thị trường cũng sẽ có áp lực rất lớn.
Đây là kinh nghiệm của cá nhân và khuyên nhà đầu tư nên quan sát thêm các chỉ số ngành khác nữa như chỉ số ngành bất động sản, tiêu dùng, bán lẻ, tiện ích,… để có góc nhìn tổng quát hơn. Nhà đầu tư có thể xem trên app HSC ONE.
Theo dõi tần suất, nhiệt độ giao dịch của các lệnh
Nhiệt độ giao dịch là yếu tố rất khó để ý nếu như nhà đầu tư không nhìn lệnh thường xuyên. Độ nhấp nháy của bảng điện sẽ cho thấy tốc độ giao dịch của thị trường lúc đó.
→ Tốc độ nháy càng nhiều thì thị trường càng sôi động thông thường lệnh khớp theo giây, nếu vài phút nháy một chút thì thị trường sẽ rơi vào trạng thái khá nhàm chán.

Chú ý diễn biến của nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư
Ở bất kỳ giai đoạn nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cách giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn có sức ảnh hưởng nhất định đến xu hướng của thị trường hay cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể xem danh mục của các quỹ lớn trên thị trường như Dragon Capital, Vinacapital, Quỹ Kim hay Quỹ Pyn, Fubon ETF .. và tập quan sát các mã này nhà đầu tư sẽ nắm được cách giao dịch của họ từ đó đút kết kinh nghiệm cho cá nhân mình
Cách đọc bảng giá HSC như một chuyên gia
Quan sát diễn biến toàn thị trường
Quan sát chỉ số chung giúp nhà đầu tư biết được tổng thể thị trường đang vận động với tâm lý như thế nào, xu hướng đường chỉ số đi lên dẫn tới tâm lý lạc quan tích cực, ngược lại với chiều đi xuống sẽ hướng tới sự tiêu cực. Tuy nhiên tất cả đều mang tính tương đối vì nhà đầu tư nên biết mình chỉ nắm số ít cổ phiếu chứ không nắm hết được tất cả các mã trên sàn.
NOTE: nhà đầu tư nên bắt đầu bằng cách quan sát tổng thể với nhóm VN30. Bởi vì đây là nhóm có trọng số và tác động rất lớn đến thị trường nên sẽ là dẫn dắt tâm lý thị trường.
Thiết lập danh mục cá nhân các mã cổ phiếu nhà đầu tư quan tâm dựa trên tiêu chí riêng của mình.

Kinh nghiệm: Tập trung thiết lập danh mục dựa trên các tiêu chí như sau:
- Xác định ngành nghề kinh doanh đang có thiên thời địa lợi (chính trị, chính sách, xu hướng thế giới,….) hiểu được “TÍNH NẾT GIAO DỊCH” riêng của cổ phiếu đó
- Đánh giá trên báo cáo tài chính và chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp
- Cổ phiếu được thị trường quan tâm và xu hướng của tổng thể
- Quan sát thêm lịch sử giao dịch của cổ phiếu, đánh giá thêm chất lượng của dòng tiền
Nhà đầu tư có thể xem thêm tại bài viết về Các công cụ quản lý danh mục đầu tư hiệu quả
Thực hành quan sát các cổ phiếu trong danh mục
Quan sát giá cũng như cách khớp lệnh, kê lệnh hằng ngày của cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư.
Khối lượng hay dòng tiền khá quan trọng trong việc đánh giá lên hay xuống với một cổ phiếu. Quan sát càng nhiều sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được cách “NHỒI LỆNH”, “ÉP MUA CAO”, “ÉP BÁN THẤP”,… để tránh FOMO khi cần thiết.
Kinh nghiệm giao dịch ở 2 chiều MUA/BÁN: ở bất cứ sàn nào cũng nên áp dụng giao dịch quanh vùng giá TRUNG BÌNH.
→ KHỐI LƯỢNG với GIÁ là 2 yếu tố đồng hành và song song với nhau. Nhà đầu tư đừng vội đánh giá qua một phiên mà nên đánh giá qua nhiều phiên. Nên nhớ một khi giá tăng và dòng tiền vào thì đà tăng sẽ không dừng lại ở vài phần trăm. (nhìn theo đồ thị kỹ thuật sẽ nhận biết rõ nhất).
Những sai lầm thường gặp khi đọc bảng giá
Bỏ quên khối lượng giao dịch
Sai lầm: Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào biến động giá mà không xem xét khối lượng giao dịch.
Hậu quả: Không nhận biết được sức mạnh của xu hướng tăng hoặc giảm. Giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch thấp là tín hiệu không đáng tin cậy. Hay giá giảm nhưng khối lượng không có là tín hiệu mua dần với cổ phiếu.
Đánh giá cổ phiếu dựa trên biến động ngắn hạn và sự cảm tính
Sai lầm: Chỉ nhìn vào mức tăng/giảm trong vài phút hoặc một phiên để ra quyết định mua/bán.
Hậu quả: Rất dễ bị cuốn vào tâm lý “fomo” hoặc hoảng loạn dẫn đến hiệu quả giao dịch kém.
Không so sánh với chỉ số tham chiếu
Sai lầm: Bỏ qua giá tham chiếu và chỉ nhìn vào giá hiện tại. Nhà đầu tư nên lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm trong phiên có hiển thị đừng để sắc xanh chi phối tâm lý.
Hậu quả: Không nhận biết được biến động thực tế của cổ phiếu so với phiên trước, dễ hiểu sai xu hướng.
Chỉ nhìn vào một mã cổ phiếu độc lập
Sai lầm: Không xem xét mối liên hệ của cổ phiếu với nhóm ngành hoặc thị trường chung.
Hậu quả: Bỏ qua bối cảnh thị trường, dẫn đến phân tích thiếu chính xác.
Bỏ qua thông tin dư mua/dư bán
Sai lầm: Không chú ý đến các lệnh chờ mua và bán ở các mức giá khác nhau.
Hậu quả: Không nhận diện được sức mạnh cung cầu, bỏ lỡ cơ hội nắm bắt tâm lý thị trường.
Bỏ qua giao dịch của khối ngoại mua/bán
Sai lầm: Không để ý đến giao dịch của khối ngoại trên bảng giá.
Hậu quả: Không nhận biết được dòng tiền lớn đang vào hay ra khỏi thị trường, ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn.
Dựa quá nhiều vào thông tin từ bảng giá
Sai lầm: Chỉ dựa vào bảng giá mà không kết hợp với các yếu tố cơ bản và kỹ thuật.
Hậu quả: Đánh giá sai tiềm năng của cổ phiếu vì không xem xét bức tranh toàn diện.
Lời khuyên:
Đọc bảng giá HSC không chỉ là quan sát các con số, mà còn phải hiểu được câu chuyện đằng sau những biến động. Kết hợp nhiều yếu tố phân tích sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn!
Kết luận
Quan sát bảng giá HSC, đọc giá biến động và khối lượng cũng như lắng nghe cách mà thị trường hay cổ phiếu kể chuyện với mình, hiểu được câu chuyện của từng cổ phiếu riêng lẻ, sẽ giúp nhà đầu tư có góc nhìn mới mẻ hơn trong giao dịch. Và nhà đầu tư nên hiểu rằng bảng giá là yếu tố cần nhưng yếu tố đủ nên là quá trình tích lũy cho bản thân nền tảng kiến thức cơ bản để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.
HSC ONE là người bạn đồng hành lý tưởng cho nhà đầu tư mới, mang đến sự khởi đầu thuận lợi. Kết hợp cùng HscEdu – nền tảng học tập trực quan với tính năng lưu trữ hành trình học tập, bạn sẽ nhanh chóng nắm vững kiến thức và tự tin xây dựng danh mục đầu tư thành công.
Phạm Minh Hậu
Account Manager