Biên lợi nhuận là gì ? Cách tính 4 loại biên lợi nhuận

Ngày đăng: 13/03/2023 lượt xem

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận (Profit Margin) là một chỉ số thể hiện mức lợi nhuận mà một công ty hoặc doanh nghiệp thu được từ việc sản xuất hoặc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ, sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp đó. Thường được biểu thị dưới dạng phần trăm, biên lợi nhuận được tính bằng cách chia lợi nhuận thu được cho doanh thu tương ứng.

Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận là gì?

Đặc điểm của biên lợi nhuận

Khi đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp, sự chú ý thường được đặt vào tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, và chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, những con số này chỉ là phần nổi của bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chúng không cung cấp cái nhìn sâu sắc về cơ bản và khả năng vận hành của doanh nghiệp. Trong ngữ cảnh này, biên lợi nhuận trở thành một yếu tố quan trọng, được chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận là một chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và là một thước đo chuẩn về tiềm năng và khả năng tạo ra lợi nhuận. So sánh và đánh giá biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư hiểu về khả năng sinh lời của từng doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.

Biên lợi nhuận cao thường cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và có khả năng sinh lời. Nó còn thể là dấu hiệu của tỷ lệ chi phí thấp, chỉ ra rằng doanh nghiệp quản lý chi phí tốt và tối ưu hóa ngân sách cho các hoạt động kinh doanh. Ngược lại, biên lợi nhuận thấp có thể cho thấy doanh nghiệp đang kiếm ít lợi nhuận, có thể do bán sản phẩm với giá thấp hơn hoặc có chi phí sản xuất cao hơn so với thị trường.

Khi phân tích, so sánh số liệu của các doanh nghiệp trên thị trường, nhà đầu tư cần chú ý đến từng lĩnh vực ngành, bởi vì các ngành khác nhau sẽ có tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Khi phân tích, so sánh số liệu của các doanh nghiệp trên thị trường, nhà đầu tư cần chú ý đến từng lĩnh vực ngành, bởi vì các ngành khác nhau sẽ có tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Cách tính 4 loại biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số quan trọng khi phân tích doanh nghiệp, được biểu thị dưới dạng phần trăm. Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dựa trên chênh lệch giữa doanh thu và giá bán sản phẩm.

Công thức tính như sau:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – giá vốn hàng bán) / Doanh thu

Dựa vào công thức tính biên lợi nhuận gộp, nhà đầu tư có thể nhận ra rằng doanh thu và giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này.

Biên lợi nhuận gộp tốt là dấu hiệu của sự hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư thường so sánh biên lợi nhuận gộp giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc theo thời kỳ khác nhau của cùng một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp thấp hơn có thể đang hoạt động không hiệu quả.

Doanh thu đóng vai trò quyết định lớn đối với biên lợi nhuận gộp. Mặc dù giá vốn hàng bán có thể được tối ưu hóa, nhưng nếu doanh thu không đủ để bù đắp vốn đầu tư ban đầu, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ không có ý nghĩa. Chiến lược định giá cũng quan trọng; nếu không tốt, sẽ dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn, từ đó giảm biên lợi nhuận gộp. Do đó, chiến lược định giá cần phải tối ưu và phù hợp với thị trường.

Ví dụ: Giả sử có hai công ty A và B hoạt động trong ngành sản xuất điện thoại di động. Chúng ta sẽ so sánh biên lợi nhuận gộp của hai công ty để hiểu rõ hơn về khả năng sinh lời và cạnh tranh.

Công ty A:

  • Doanh thu: 100 triệu USD
  • Giá vốn hàng bán: 60 triệu USD

Biên lợi nhuận gộp = (100 triệu – 60 triệu) / 100 triệu = 40%

Công ty B:

  • Doanh thu: 80 triệu USD
  • Giá vốn hàng bán: 40 triệu USD

Biên lợi nhuận gộp = (80 triệu – 40 triệu) / 80 triệu = 50%

=>Trong trường hợp này, Công ty B có biên lợi nhuận gộp cao hơn (50% so với 40%) so với Công ty A. Điều này có thể chỉ ra rằng Công ty B có khả năng sản xuất hiệu quả hơn và có thể có lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện thoại di động.

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận ròng, hay còn gọi là Net Profit Margin, là một chỉ số thể hiện lợi nhuận ròng được biểu thị dưới dạng phần trăm. Nó mô tả tỷ lệ lợi nhuận ròng so với doanh thu của một doanh nghiệp.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin):

Biên lợi nhậu ròng = (Doanh thu thuần – Chi phí) / Doanh thu thuần

Dựa vào công thức trên, biên lợi nhuận ròng được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu thuần. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các loại thuế doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động kinh doanh càng cao, lợi nhuận sẽ càng thấp. Nếu doanh nghiệp phải chi trả chi phí vận hành lớn, biên lợi nhuận ròng sẽ giảm. Do đó, để có biên lợi nhuận ròng cao, doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Khi giá vốn hàng bán được tối ưu hóa, biên lợi nhuận ròng sẽ tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu hóa chi phí đầu vào từ các nhà cung cấp để giảm giá vốn hàng bán.

Các loại thuế doanh nghiệp là một chi phí cố định và không thể tối ưu hóa. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế của nhà nước.

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax profit Margin)

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax profit Margin) là tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận phát sinh khác sau khi trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí hoạt động và phi hoạt động, ngoại trừ thuế đã được khấu trừ. Chỉ số này giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư đo lường thu nhập ròng sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí, trừ thuế.

Công thức như sau:

Biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN

Biên lợi nhuận trước thuế là một chỉ tiêu quan trọng giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin chi tiết để doanh nghiệp có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, duy trì sự cân đối giữa doanh thu và chi phí. Chỉ số này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên minh bạch, đặc biệt là trong việc trình bày về thu chi tài chính.

Đối với nhà đầu tư, biên lợi nhuận trước thuế là một thước đo quan trọng về lợi nhuận của một doanh nghiệp. Chỉ số này đặc biệt quan trọng khi phân tích các doanh nghiệp thuộc các ngành sử dụng nhiều vốn vay. Ngoài ra, biên lợi nhuận trước thuế còn giúp so sánh nghĩa vụ thuế và chi phí nợ giữa các doanh nghiệp với nhau.

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) tương tự với biên lợi nhuận gộp, nơi chỉ số này đo lường doanh thu so với giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, biên lợi nhuận hoạt động bao gồm các chi phí cố định không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm. Những khoản chi phí này có thể bao gồm phí thuê nhà xưởng, chi phí văn phòng, cũng như chi phí đầu tư vào máy móc và trang thiết bị.

Công thức như sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận hoạt động / Doanh thu

Biên lợi nhuận hoạt động giúp đánh giá khả năng quản lý chi phí của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu chỉ số này của doanh nghiệp cao hơn so với mức trung bình trên thị trường, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang thực hiện quản lý chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?

Để xác định mức biên lợi nhuận hợp lý, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét:

  • Sự biến động trong ngành nghề: Các ngành nghề khác nhau sẽ có các biên lợi nhuận khác nhau do đặc điểm riêng của chúng. Ví dụ, trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, biên lợi nhuận có thể thấp hơn so với ngành dầu khí, nhưng đòi hỏi ít vốn đầu tư ban đầu.
  • Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thường là một hướng dẫn chung cho các công ty niêm yết, và nó thường dao động trong khoảng 11-12% mỗi năm.
  • Quy mô của lợi nhuận: Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao nhưng quy mô nhỏ có thể không thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Quy mô lớn hơn có thể tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận lớn hơn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã xem xét về những nội dung xoay quanh biên lợi nhuận, đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp và cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.

Mở tài khoản chứng khoán online HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất năm 2023

  EBITDA là gì? EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization) là một chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một...

hợp đồng kỳ hạn

Phân biệt 3 loại hợp đồng trong chứng khoán phái sinh

Trong các công cụ chứng khoán phái sinh thì hợp đồng tương lai (Future Contract), hợp đồng quyền chọn (Option Contract) và hợp đồng kỳ hạn (Foward Contract) là 3...

Lợi ích khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)

Lợi ích khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)

Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là một quyết định chiến lược quan trọng của mỗi công ty khi muốn mở rộng quy mô hoạt động...