4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Khi tiếp cận kênh đầu tư chứng khoán, bạn sẽ thường xuyên nghe về hai thuật ngữ đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong bài viết này, Stock Insight sẽ tóm lược cơ bản về chiến lược phân tích kỹ thuật và 4 chỉ báo cơ bản trong phương pháp này. Hãy tham khảo để có được những kiến thức cần thiết giúp cho quá trình đầu tư được diễn ra suôn sẻ và gặt hái được nhiều thành công nhé!

Tóm lược về phân tích kỹ thuật chứng khoán

Khác với phân tích cơ bản thường dựa vào những báo cáo về quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cùng những đánh giá về mức độ tăng trưởng trong tương lai,… thì phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu dựa vào dữ liệu biến động giá của cổ phiếu trong quá khứ.

Khi phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư thường dựa vào những yếu tố như đường xu hướng, sóng Elliott, đường MACD, đường MA, ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ,… Nền tảng để phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào lý thuyết Dow. Bản chất của phân tích kỹ thuật cho rằng những mẫu hình diễn ra trong quá khứ sẽ có xu hướng lặp lại, do đó có thể dùng để dự báo diễn biến giá trong tương lai.

>> Để hiểu thêm về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán, mời bạn đọc tìm đọc thêm tại đây.

phân tích kỹ thuật chứng khoán
Phân tích kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

Từ những phân tích đó đưa ra những định hướng để nhà đầu tư có thể mua, bán hay giữ cổ phiếu trong quá trình đầu tư. Ưu điểm của phân tích kỹ thuật chính là giúp xác định thời điểm giao dịch thích hợp, giúp dự báo xu hướng thay đổi giá trên thị trường ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, phân tích kỹ thuật mang đến kết quả nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào những báo cáo tài chính.

Phân tích kỹ thuật cũng phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng hay đầu tư theo trường phái tăng trưởng. Ngoài ra, khi chọn phân tích kỹ thuật thì nhà đầu tư thường được cung cấp khá nhiều loại công cụ để phân tích. Nhược điểm của phân tích kỹ thuật chính là thường chủ quan và dễ bị phụ thuộc vào cảm xúc cũng như bị phụ thuộc vào những công cụ phân tích toán học phức tạp.

4 chỉ báo cơ bản phân tích kỹ thuật

Chỉ báo xu hướng

Chỉ báo xu hướng giúp ta dễ dàng xác định được hướng đi của thị trường hay cổ phiếu. Chính điều này sẽ giúp nhà đầu tư có được những định hướng đúng đắn cũng như các vận hành của cổ phiếu hay thị trường. Chỉ báo xu hướng có 3 loại:

  • Xu hướng tăng (Uptrend): Lúc này nhu cầu sẽ ở mức cao, nguồn cung thấp và giá cổ phiếu thì tăng.
  • Xu hướng giảm (Down Trend): Nhu cầu lúc này ở mức thấp và có cung cao, giá cổ phiếu thì lại giảm điểm.
  • Xu hướng ngang (Sideways): Xu hướng ngang sẽ phát sinh khi mức cầu và cung bằng nhau, lúc này giá sẽ dao động nhỏ xung quanh trục nằm ngang.
Chỉ báo xu hướng giúp ta dễ dàng xác định được hướng đi của thị trường
Chỉ báo xu hướng giúp ta dễ dàng xác định được hướng đi của thị trường

Chỉ báo đường xu hướng

Xu hướng thị trường sẽ được phản ánh cụ thể trong biểu đồ, các đường xu hướng (trendline) sẽ được thêm rõ ràng vào biểu đồ để giúp làm rõ thông tin cho những cổ phiếu mà bạn đang quan tâm.

Trong biểu đồ sẽ chứa những đường xanh lá hoặc đỏ nối các điểm đỉnh hoặc đáy mang lại ý nghĩa rõ ràng và cụ thể hơn cho xu hướng. Đường xu hướng tạo ra những mức hỗ trợ, kháng cự cho những biến động giá trong tương lai.

Đường xu hướng trong chứng khoán
Đường xu hướng trong chứng khoán

Chỉ báo khối lượng

Chỉ báo khối lượng thể hiện số cổ phần của một công ty hoặc toàn bộ thị trường chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể. Khối lượng là một trong những chỉ báo quan trọng mà nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cần đặc biệt quan tâm, xem xét.

Theo đó, những nhà đầu tư cần nghiên cứu về những dữ liệu trong lịch sử về khối lượng cổ phiếu của công ty phát hành và dự đoán hướng đi của cổ phiếu đó để có thể đưa ra những quyết định mua, bán. Nếu giá cổ phiếu và khối lượng tăng lên thì giá cổ phiếu trong tương lai sẽ tăng.

Chỉ báo biểu đồ

Biểu đồ giá trong chứng khoán là đồ thị thể hiện diễn biến giá của cổ phiếu trong khoảng thời gian cụ thể. Có khá nhiều loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật như biểu đồ đường (line chart), biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart), biểu đồ thanh (bar chart) hay biểu đồ điểm và hình vẽ… Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán Việt Nam thì phổ biến nhất chính là biểu đồ Nến Nhật.

Biểu đồ Nến Nhật được thể hiện hai màu chủ đạo là nến Xanh lá hoặc Đỏ. Trong đó, nếu giá mở cửa thấp thua giá đóng cửa thì mô hình nến sẽ có màu xanh lá thể hiện giá cổ phiếu tăng.

Ngược lại, nếu giá mở cửa cao hơn so với giá đóng cửa thì mô hình nến sẽ có màu đỏ biểu thị giá cổ phiếu giảm. Mô hình Nến Nhật mô tả biến động tỷ giá, hành động giá cả cũng như mô tả tâm lý nhà đầu tư trong một phiên giao dịch chứng khoán nhất định.

Biểu đồ Nến Nhật trong phân tích kỹ thuật
Biểu đồ Nến Nhật trong phân tích kỹ thuật

Kết luận

Khi có những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những kiến thức về chứng khoán thì hãy thường xuyên theo dõi những bài viết của HSC nhé.

Hoặc nếu bạn muốn tham gia vào các khóa học chứng khoán giá trị hoàn toàn miễn phí của HSC cũng như tham gia vào các nhóm tư vấn, hỏi đáp cùng chuyên gia chứng khoán HSC thì hãy nhanh tay đăng ký mở tài khoản tại HSC nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? (Update 2023)

ROE là gì?  ROE (Return of Equity), còn được gọi là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, dùng để đo...

Mua bán cổ phiếu có dễ không? Cách mua bán cổ phiếu cho người mới

Mua bán cổ phiếu có dễ không? Cách mua bán cổ phiếu cho người mới

Mua bán cổ phiếu như thế nào? Là câu hỏi của nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán. Thực tế, quá trình giao dịch cổ phiếu không...

vốn hóa là gì

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) đại diện cho nguồn vốn mà các chủ doanh nghiệp, cổ đông, và thành viên đóng góp vào...