Ứng dụng mô hình kim cương trong giao dịch cổ phiếu

Ngày đăng: 03/02/2025 lượt xem

Mô hình kim cương (Diamond Model) là công cụ quan trọng trong phân tích thị trường và đưa ra chiến lược giao dịch cổ phiếu hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách áp dụng mô hình kim cương để nâng cao khả năng đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán.

Mô hình kim cương là gì?

Định nghĩa mô hình kim cương

Mô hình kim cương (Diamond Pattern) là một mẫu hình giá hiếm gặp, nó là mẫu hình giá báo hiệu sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.

Mô hình kim cương khi được vẽ trên biểu đồ thường có hình dạng hình thoi hoặc viên kim cương, được cấu tạo bởi 2 hình tam giác hoặc 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn mở rộng (tam giá bên trái): giá biến động mạnh, biên độ đỉnh và đáy ngày càng xa nhau.
  • Giai đoạn hội tụ (tam giác bên phải): giá biến động chậm lại, đỉnh và đáy hội tụ lại gần nhau về chóp tam giác.
Mô Hình Kim Cương Có 2 Dạng
Hình 1: Mô Hình Kim Cương Có 2 Dạng

Phân loại mô hình kim cương

Mô hình này có 2 dạng, mô hình đỉnh kim cương (Diamond Top Pattern) và mô hình đáy kim cương (Diamond Bottom Pattern).

Tầm quan trọng trong giao dịch cổ phiếu

Mô hình kim cương có giá trị sử dụng cao trong phân tích kỹ thuật do hình dạng độc đáo và hiệu suất cao mà nó mang lại, theo thepatternsites thì mô hình đỉnh kim cương có hiệu suất xếp thứ 3/36 mô hình khi break down và mô hình đáy kim cương có hiệu suất xếp thứ 1/36.

Ngoài ra, mô hình kim cương thường xuất hiện tại cuối của xu hướng, chính thời điểm xuất hiện đặc biệt nên mô hình đại diện cho tâm lý cao trào giằng co cả bên mua và bên bán. Sự do dự này thể hiện qua việc biến động giá từ thấp tới cao và từ cao hội tụ lại thấp, hình thành một cấu trúc giá giống viên kim cương.

Cách nhận diện mô hình kim cương trên biểu đồ

Các yếu tố cần lưu ý khi nhận diện

 

Đặc điểm Đỉnh kim cương

(Diamond Top Pattern)

Đáy kim cương

(Diamond Bottom Pattern)

Xu hướng giá Xu hướng tăng trước khi hình thành mẫu hình. Xu hướng giảm trước khi hình thành mẫu hình.
Hình dạng Giống viên kim cương, thường nghiêng sang một bên. Giống viên kim cương, thường nghiêng sang một bên.
Đường xu hướng Ban đầu mở rộng (đỉnh cao hơn, đáy thấp hơn), sau đó thu hẹp (đỉnh thấp hơn, đáy cao hơn). Giai đoạn đầu mở rộng (đỉnh cao hơn, đáy thấp hơn), sau đó thu hẹp (đỉnh thấp hơn, đáy cao hơn).
Số lần chạm Giá chạm mỗi đường xu hướng một hoặc hai lần, không cần chính xác hoàn toàn. Giá chạm mỗi đường xu hướng một hoặc hai lần, không cần chính xác hoàn toàn.
Xu hướng khối lượng Khối lượng giao dịch thường giảm trong quá trình hình thành mô hình (55% – 59%). Khối lượng giao dịch thường giảm trong suốt thời gian hình thành mô hình (67%).
Hướng phá vỡ Giá phá vỡ xuống trong 54% trường hợp (hơi nghiêng về xu hướng giảm). Giá phá vỡ lên trên trong 74% các trường hợp, cho thấy xu hướng tăng mạnh.

Đặc điểm cấu trúc của mô hình kim cương

Mô hình kim cương của michael porter - Mẫu Hình Đỉnh Kim Cương Trên Biểu Đồ Giá CTG
Hình 2: Mẫu Hình Đỉnh Kim Cương Trên Biểu Đồ Giá CTG

Mô hình kim cương thường có dạng hình thoi hoặc kim cương khi được vẽ trên biểu đồ. Mẫu hình thường có các phần chính như sau:

  • Giai đoạn mở rộng giá (màu xanh lá cây): Sau khi CTG vượt đỉnh và tăng mạnh 2 cây nến marubozu màu xanh thì chững lại, sau đó giá tiếp tục tăng giảm với biên độ mở rộng đạt đỉnh ở 18.98 và đáy là 17.48.
  • Giai đoạn thu hẹp giá (màu xanh dương): Giá CTG giao dịch chậm lại, test cạnh dưới hình thoi ở giá 17.62 và tiến về mũi tam giác ở giá 17.95.
  • Vùng đỉnh và đáy trung tâm: Dù không nằm trên một đường thẳng hoàn hảo, tuy nhiên, việc nằm nghiêng một bên là hoàn toàn bình thường trong giao dịch thực tế.
  • Phá vỡ (break out): Điểm phá vỡ khi CTG giảm khỏi đường xu hướng bên dưới để xác nhận xu hướng giảm.
  • Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch thường giảm trong quá trình hình thành mẫu hình, và khi break out thì khối lượng giao dịch tăng mạnh sẽ củng cố thêm sự thành công cho mẫu hình. Nếu khối lượng nhỏ khi break out có thể báo hiệu cho một đợt phá vỡ giả.

Ứng dụng mô hình kim cương trong giao dịch cổ phiếu

Mô hình đỉnh kim cương

Giao Dịch CTG Với Mẫu Mô Hình Kim Cương
Hình 3: Giao Dịch CTG Với Mẫu Hình Đỉnh Kim Cương

Xu hướng: CTG bắt đầu hình thành xu hướng tăng từ 3/12/0219 tại vùng đáy 13, và tăng tới đỉnh 18.98 tại ngày 12/2/2020.

Từ ngày 5/2-20/2/2020, CTG hình thành xu hướng đi ngang quanh 18 với đỉnh 18.98 và đáy 17.48 với khối lượng giảm dần, hình thành mẫu hình đỉnh kim cương.

Kết hợp chỉ báo: từ ngày 21/1 -12/2/2020, CTG tạo phân kỳ tam đoạn với chỉ báo RSI cho thấy dấu hiệu suy yếu của đà tăng. Đồng thời đường MACD cắt xuống đường tín hiệu tại ngày 17/2/2020 càng làm tăng thêm rủi ro về việc giảm giá.

Chiến lược giao dịch bán:

Điểm bán: với mẫu hình đỉnh kim cương nhà đầu tư sẽ có 2 điểm bán (1) là khi giá break down cạnh dưới của đường xu hướng với CTG là phiên 21/2/2020 khi CTG giảm 3.9% kèm khối lượng lớn, hoặc bán tại (2) là khi CTG có nhịp hồi pullback quay lại đường kháng cự là quanh 18.

>> Xem thêm: Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết pullback trong biểu đồ chứng khoán

Với mẫu hình đỉnh kim cương thì xác suất cổ phiếu có nhịp hồi pullback là 58% theo thepatternsites, do đó, nhà đầu tư có thể có nhiều nhịp bán phù hợp với phong cách giao dịch của mình.

Hành động bán CTG giúp nhà đầu tư tránh được thua lỗ 36% trong nhịp giảm tiếp theo.

Mô hình đáy kim cương

Mô hình kim cương của michael porter - Giao Dịch VIB Với Mẫu Hình Đáy Kim Cương
Hình 4: Giao Dịch VIB Với Mẫu Hình Đáy Kim Cương

Xu hướng: VIB có xu hướng giảm kéo dài sau khi đạt đỉnh tại 20/75 từ ngày 29/3/2024 tới đáy 17.26 tại ngày 5/8/2024.

Từ ngày 25/72024-14/8/2024, VIB có xu hướng đi ngang quanh vùng giá 17.75 với đỉnh 18.25 và đáy 17.26 với khối lượng giảm dần, hình thành mẫu hình đáy kim cương.

Kết hợp chỉ báo: VIB hình thành mẫu hình đáy kim cương trong 14 phiên, đồng thời tạo nền giá quanh MA200 ngày cho thấy MA200 trở thành hỗ trợ tiềm năng. MACD cắt lên đường tín hiệu làm tăng khả năng tăng giá.

Chiến lược giao dịch mua:

Điểm mua: với điểm mua mẫu hình đáy kim cương nhà đầu tư sẽ có 2 điểm mua với (1) là mua khi giá VIB vượt khỏi đường xu hướng bên phải tại giá 17.78 tại ngày 15/8/2024 hoặc điểm mua (2) là khi VIB có nhịp throwback quay lại hỗ trợ.

Theo thepatternsite thì xác suất nhịp throwback với mẫu hình đáy kim cương là 57%, do đó, tùy theo phong cách đầu tư của mình mà nhà đầu tư có thể giải ngân 1 hoặc nhiều lần.

Mục tiêu ngắn hạn của VIB là tại điểm break out cộng thêm chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất của mẫu hình (18.25-17.26) tương ứng vùng giá 18.71.

Điểm cắt lỗ (Cutloss): khi VIB giảm mạnh kèm khối lượng lớn và thấp hơn vùng đáy của mẫu hình là 17.3.

Lưu ý quan trọng khi giao dịch với mô hình kim cương

Xác nhận phá vỡ: Chỉ nên giao dịch khi giá break out khỏi đường xu hướng, không nên cố đoán vì mẫu hình kim cương dù là mẫu hình đảo chiều nhưng cả Diamond Top và Bottom vẫn có thể phá vỡ mẫu hình theo cả 2 hướng.

Tính chủ quan: Giao dịch theo mẫu hình phụ thuộc rất nhiều vào sự phán đoán của nhà đầu tư, mỗi người có thể diễn giải theo các hướng khác nhau và dẫn tới tín hiệu sai, nhất là trong việc phân tích kèm theo khối lượng để xác nhận mẫu hình.

Luyện tập và theo dõi: Dù có hiệu suất rất cao, nhưng tần suất xuất hiện ít dẫn tới nhà đầu tư sẽ có ít cơ hội được luyện tập và phân biệt với các mẫu hình khác như vai đầu vai. Do đó, nhà đầu tư cần luyện tập thêm ở nhiều khung thời gian và các cổ phiếu khác nhau để tăng kinh nghiệm.

Thiếu độ chính xác trong mục tiêu giá và dễ ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường, dù mục tiêu giá dự kiến ​​dựa trên hiệu số giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất.

Kết luận

Mô hình kim cương được đánh giá cao trong phân tích kỹ thuật bởi khả năng xác định các đảo ngược xu hướng tiềm năng, tuy nhiên, mô hình này có những cạm bẫy và nhà đầu tư nên biết về chúng trước khi tham gia thị trường trực tiếp. Stock Insight hy vọng đã mang tới những thông tin hữu ích về mẫu hình kim cương để nhà đầu tư có thể bổ sung thêm một công cụ mạnh mẽ vào hệ thống giao dịch để gia tăng lợi nhuận.

Ngoài ra, bạn có thể học thêm các chỉ báo quan trọng khác trong phân tích kỹ thuật tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

NAV là gì

NAV là gì? Có nên dựa vào NAV để lựa chọn cổ phiếu?

  NAV là gì ? NAV (Giá trị tài sản ròng – Net Asset Value) là giá trị tài sản thực tế của một quỹ đầu tư sau khi trừ...

Giai đoạn cuối: Đầu tư với hiệu suất cao (Phần 4)

Giai đoạn cuối: Đầu tư với hiệu suất cao (Phần 4)

Thị trường chứng khoán với luôn đầy rẫy những biến động và tạo ra nhiều thách thức đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường. Tuy nhiên, bên...

Đầu tư chứng khoán là gì? Người mới đầu tư cần lưu ý những gì?

Đầu tư chứng khoán là gì? Người mới đầu tư cần lưu ý những gì?

Đầu tư chứng khoán không chỉ là việc mua/bán cổ phiếu mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi kiến thức và kỹ năng phân tích. Bài viết sau cung...