Chỉ số MFI: Công cụ đo lường dòng tiền trong giao dịch

Ngày đăng: 22/11/2024 lượt xem

Chỉ số MFI (Money Flow Index) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch, mang đến cái nhìn toàn diện hơn về sức mạnh của dòng tiền trên thị trường. Với khả năng xác định các tín hiệu quá mua hoặc quá bán, MFI giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định giao dịch chính xác hơn. Hãy cùng Stock Insight khám phá cách sử dụng MFI để tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả đầu tư nhé!

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về chỉ số MFI, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Hiểu rõ chỉ số MFI là gì?

Chỉ số dòng tiền (MFI – Money Flow Index) trong chứng khoán là một chỉ báo dao động phản ánh sức mạnh dòng tiền trong một khoảng thời gian cụ thể (ngày, tuần, tháng,…) và thường được tính toán trong 14 giai đoạn.

Chỉ số MFI được xây dựng dựa trên chỉ báo RSI (Relative strength index) bởi 2 nhà phân tích kỹ thuật hàng đầu là Gene Quong và Avrum Soudark. MFI được thêm trọng số Khối lượng giao dịch, thay vì chỉ đơn thuần giá như RSI. Do đó, MFI có cách sử dụng tương đối giống và bổ sung cho RSI để đạt được hiệu quả cao trong việc ra quyết định.

Công thức tính MFI

Để hiểu rõ hơn về công thức tính chỉ số MFI, chúng ta sẽ đi từ công thức tổng quát, và sau đó tính dần các chỉ số thành phần.

Công thức tổng quát:

chỉ số mfi - Công thức MFI

Trong đó, với MR (Money Flow Ratio) là tỷ lệ dòng tiền, được tính toán như sau:

chỉ số mfi là gì - Công thức MR

Trong đó, MF (Money Flow) là dòng tiền, có 2 dạng dòng tiền dương (MF+) và dòng tiền âm (MF) Để tính được MF,  trước tiên chúng ta cần tính được Giá Điển Hình (TP – Typical Price).

mfi là chỉ số gì - Công thức TP

Khi đã có Giá điển hình, thì chúng ta tính tiếp MF (Money Flow)

chỉ số dòng tiền mfi - Công thức MF

Khi đó, MF sẽ có 2 giá trị:

  • Dòng tiền dương (MF+): khi giá TP hiện tại > giá TP trước đó.
  •  Dòng tiền âm  (MF): khi giá TP hiện tại < giá TP trước đó.
  • Nếu giá TP hiện tại không đổi với giá TP trước đó thì sẽ được lược bỏ.

Tại sao chỉ số MFI quan trọng đối với trader?

Theo lý thuyết, thì Khối lượng giao dịch sẽ dẫn dắt giá, khi thị trường tạo đáy hay tạo đỉnh thì Khối lượng giao dịch sẽ gia tăng. Chỉ số MFI với trọng số Khối lượng giao dịch trong công thức sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.

Thông thường, MFI sẽ được sử dụng với 3 cách:

  • Vùng quá mua/quá bán.
  • Phân kỳ và hội tụ giá chứng khoán.
  • Xác định xu hướng giá chứng khoán.

Chi tiết hơn về cách sử dụng MFI, hãy cùng Stock Insight tìm hiểu nội dung tiếp theo nhé.

Cách sử dụng chỉ số MFI trong giao dịch

Xác định vùng quá mua và quá bán

Chỉ số MFI dao động trong ngưỡng từ 0-100, trong đó vùng từ 80-100 gọi là quá mua và vùng 0-20 gọi là quá bán.

Khi MFI từ dưới tăng vượt ngưỡng 80 (tín hiệu quá mua) cho thấy giá cổ phiếu đang tăng mạnh, và có khả năng đảo chiều giảm. Khi MFI từ trên cắt xuống ngưỡng 80 đây là tín hiệu suy yếu, và nhà đầu tư nên bán ra chứng khoán.

Khi MFI từ trên giảm xuống dưới ngưỡng 20 (tín hiệu quá bán) cho thấy cổ phiếu đang giảm mạnh và có khả năng đảo chiều tăng giá. Khi MFI từ dưới cắt lên ngưỡng 20 cho thấy tín hiệu đảo chiều tăng và nhà đầu tư nên mua vào chứng khoán.

chỉ số mfi trong chứng khoán - Giao dịch cổ phiếu NKG với tín hiệu quá bán quá mua
Hình 1: Giao dịch cổ phiếu NKG với tín hiệu quá bán quá mua

Sử dụng MFI để phát hiện phân kỳ

Để phát hiện phân kỳ, trước tiên chúng ta sẽ cùng quy định là trong biểu đồ thì giá chứng khoán  cần phân tích ở bên trên và phần chỉ số MFI ở bên dưới.

Phân kỳ là hiện tượng khi giá chứng khoán có xu hướng tăng lên cao thể hiện qua đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MFI lại có hiện tượng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Thể hiện sự suy yếu của nhịp tăng và có khả năng đảo chiều giảm. Nhà đầu tư nên xem xét đặt lệnh bán chứng khoán.

Hội tụ là hiện tượng khi giá chứng khoán có xu hướng giảm thể hiện qua việc đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn đáy trước, cho thấy sự suy yếu của nhịp giảm và có khả năng đảo chiều tăng giá. Nhà đầu tư nên xem xét đặt lệnh mua chứng khoán.

chỉ số mfi - Giao dịch cổ phiếu NKG với tín hiệu phân kỳ - hội tụ
Hình 2:  Giao dịch cổ phiếu NKG với tín hiệu phân kỳ – hội tụ

Xác định xu hướng giá chứng khoán

Mặc dù MFI là một chỉ  số được xây dựng dựa trên RSI, nhưng việc sử dụng mức 50 của MFI để xác định xu hướng tăng giảm của giá chứng khoán là không hiệu quả như RSI.

Do đó, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng MFI theo 2 cách sử dụng là Quá mua/Quá bán và Phân kỳ/Hội tụ hơn là cho mục đích xác định xu hướng.

Cách giảm thiểu rủi ro khi sử dụng MFI

Chỉ số MFI là một chỉ số được xây dựng dựa trên RSI có thêm trọng số Khối lượng, do đó, MFI có đầy đủ tính chất của một chỉ số dao động. Từ đặc tính này, MFI sẽ không hiệu quả trong một thị trường xu hướng tăng hoặc giảm giá mạnh, khi đó MFI sẽ duy trì trạng thái quá mua/quá bán trong thời gian dài và tạo ra tín hiệu giả.

Tính dao động của MFI trong các khung thời gian khác nhau cho kết quả khác nhau, vì vậy, MFI thường mang tính tương đối và nên sử dụng chung với các chỉ báo khác để khắc phục nhược điểm.

Và cách kết hợp MFI, RSI và Bollinger Bands mang lại hiệu quả sử dụng khá cao, trở lại ví dụ ở

“Hình 2: Giao dịch cổ phiếu NKG với tín hiệu phân kỳ – hội tụ”  khi chúng ta kết hợp thêm RSI và Bollinger Bands.

chỉ số mfi là gì - Kết hợp MFI với chỉ Số RSI, Bollinger Bands
Hình 3: Kết hợp MFI với chỉ Số RSI, Bollinger Bands

Chỉ báo RSI và MFI đều có cách hoạt động tương đối giống và bổ sung cho nhau kết hợp vị trí của giá so với  đường trung bình của dải Bollinger cho 1 tín hiệu mua/bán mạnh hơn.

Bên cạnh đó, ngoài xác định vị trí mua bán, còn xác định giá mục tiêu theo Bollinger Bands một cách hiệu quả.

Kết luận

Hy vọng rằng với những thông tin về chỉ số MFI mà Stock Insight gửi đến, nhà đầu tư đã có thêm một công cụ đo lường dòng tiền giúp hoàn thiện hệ thống giao dịch của mình và mang lại hiệu quả cao trong đầu tư. Ngoài ra, để kết hợp MFI một cách hiệu quả hơn, nhà đầu tư có thể xem thêm các nội dung về RSI, Bollinger Bands tại Stock Insight.

Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

trái phiếu chính phủ là gì

Trái phiếu chính phủ là gì? 8 Quy chế về việc phát hành

Trái phiếu chính phủ là gì? Trái phiếu chính phủ (Government bond) là công cụ tài chính mà nhà nước phát hành để vay tiền từ các nhà đầu tư....

sóng elliott

Sóng Elliott: Cách đếm sóng và hướng dẫn giao dịch theo sóng

Sóng elliott là một công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường cũng như cổ phiếu. Dựa vào nền tảng lý...

Hệ số beta là gì

Hệ số beta là gì? Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro cổ phiếu

  Hệ số beta là gì Hệ số beta là gì? Hệ số beta (hệ số rủi ro) là một chỉ số dùng để thể hiện mối quan hệ giữa...