Hãy coi trading như là một nghề kinh doanh thực thụ (Phần 4)

Ngày đăng: 18/10/2024 lượt xem

Với nhiều người khi tham gia thị trường chứng khoán, quan điểm của họ xem trading là cuộc chơi may rủi, mang yếu tố “đỏ đen”. Những người mang quan điểm như thế này vào thị trường thường kết quả mua bán sẽ không được “suôn sẻ” vì họ không nghiêm túc với công việc trading. Nên trading là gì? Và tại sao nó cần được xem như là một nghề kinh doanh thực thụ?

Trading là gì?

Đầu tiên nhắc lại về khái niệm, trading là hoạt động giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động trading diễn ra phổ biến ở thị trường chứng khoán, forex, crypto,…

So với hoạt động đầu tư, hoạt động giao dịch mua bán chiếm đại đa số ở thị trường chứng khoán. Giống như việc, trader chiếm phần lớn hơn so với investor thực thụ trên thị trường.

Các trader trên thị trường sẽ giúp tạo nên tính thanh khoản của sản phẩm tài chính. Tính thanh khoản là một phần không thể thiếu để giúp thị trường tài chính, chứng khoán phát triển.

Mục tiêu của của họ là phải tìm kiếm được lợi nhuận trong quá trình trading của bản thân. Nếu bản thân trader cũng là một nhà tư vấn thì mục tiêu rộng hơn sẽ là giúp các khách hàng của mình có được thành quả trong quá trình mua và bán các tài sản tài chính. Từ đó tạo nên cộng đồng đầu tư hiệu quả.

Sức mạnh của Trading – một nghề kinh doanh thực thụ

  • Hoạt động này giúp tạo nên tính thanh khoản cho thị trường. Từ đó, mang lại sự phát triển của thị trường tài chính trong tương lai để hình thành nên nhiều sản phẩm tài chính.
  • Bên cạnh đó, thị trường sẽ giảm đáng kể rủi ro về mặt thanh khoản. Thu hẹp mức độ biến động của thị trường tạo nên sự an tâm đến những người tham gia.
  • Từ đó, sẽ giúp tài sản đi về đúng với giá trị thật sự. Định hình dòng tiền đến với những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong tương lai.
  • Tạo được công việc cho những ngành nghề có liên quan đến thị trường như chứng khoán, ngân hàng, quản lý thị trường,…

Trading là gì - Sức mạnh của Trading

Trading có nhiều ý nghĩa hơn là kiếm lợi nhuận và tự do tài chính

Tại sao lại nói trading là trò chơi tâm lý giúp Trader hiểu rõ bản thân hơn?

Phần lớn những người tham gia thị trường thường sẽ mang tư tưởng trading là hoạt động may rủi, cờ bạc. 

Khi có những giao dịch thua lỗ, họ sẽ thường đổ lỗi cho sự may rủi, “cờ bạc” của thị trường và ít khi tự bản thân rút được những kinh nghiệm. 

Nếu trader vẫn cứ mang tâm lý đổ lỗi cho những giao dịch sai lầm cá nhân thì sẽ không bao giờ có được kết quả tốt trong giao dịch.

Chỉ khi nhìn nhận được sai lầm và rút ra kinh nghiệm, kết quả giao dịch mới có thể tốt trở lại.

Ngoài ra, trading sẽ còn giúp cho trader biết được rằng, phương pháp trading nào sẽ phù hợp với tính cách của họ.

Những người có tính cách trầm ổn sẽ khó phù hợp với phương pháp day trading. Ngược lại, người mang sự sôi nổi, mạo hiểm sẽ khó phù hợp với position trading. Những người có tính cách trung hoà thì phương pháp swing trading sẽ là lựa chọn phù hợp.

Giúp rèn luyện, xây dựng tư duy xác suất và lập kế hoạch

Nếu xem trading như là một nghề kinh doanh thì chúng ta cần phải hiểu. Ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, một ý tưởng kinh doanh luôn sẽ có xác suất thành công nhất định. Để gia tăng xác suất thành công thì cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết. Với trading cũng tương tự như thế. 

Khi trader thực hiện một lệnh giao dịch cần phải biết xác suất thành công. Từ đó, lập kế hoạch cụ thể về điểm mua (thời điểm, giá), điểm dừng lỗ nếu lệnh thất bại và điểm bán nếu lệnh thành công. Điều quan trọng nhất là bắt buộc phải tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra, không có ngoại lệ.

Nếu trader có được tư duy xác suất và lập kế hoạch trading thì sẽ hạn chế rất nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý giao dịch đến từ thị trường. Từ đó, kết quả trading chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể.

Giúp nâng cao khả năng quản lý rủi ro và điểm dừng đúng lúc

Với một chiến lược trading hiệu quả, yếu tố quan trọng nhất không phải là việc kiếm tiền như thế nào mà là biết quản trị rủi ro ra sao nếu giao dịch thất bại. Việc này sẽ giúp cho trader dừng lỗ đúng lúc, tránh những hệ quả xấu hơn trong tương lai. 

“Quy tắc đầu tiên trong đầu tư là không được để mất tiền, quy tắc thứ hai là không được quên quy tắc đầu tiên”

Khi có được chiến lược giao dịch, chúng ta sẽ hạn chế tham gia vào những giao dịch bất lợi. Việc này sẽ giúp quản trị rủi ro ngay từ thời điểm trước khi giao dịch xảy ra.

Nếu ngay từ ban đầu, chúng ta nghiêm túc với công việc trading: 

  • Đầu tư thời gian, công sức để học tập những kỹ năng phân tích cơ bản, kỹ thuật, quản trị tài sản
  • Thống kê và lưu lại lịch sử trong quá khứ
  • Khắc phục những lỗi sai từ những giao dịch kém hiệu quả
  • Lập chiến lược, kế hoạch một cách rõ ràng
  • Kiên trì và kỉ luật với chiến lược đã đề ra.

Khi đó chúng ta đã bắt đầu xem trading như một công việc kinh doanh thực thụ.

Kết luận

Xem trading như là một nghề kinh doanh thực thụ sẽ giúp chúng ta có được sự nghiêm túc để đầu tư thời gian, công sức. Từ đó cải thiện đáng kể kết quả trading trong tương lai. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người có được góc nhìn khác về trading.

Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Trader là gì? Điều gì làm nên một trader thành công?
Phần 2: Tư duy xác suất: Bí quyết trading của giới đầu tư 
Phần 3: Trading là gì? Cách xây dựng tính kiên trì và kỷ luật trong trading

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

VNM – Cập nhật Đại hội đồng cổ đông 2024

VNM – Cập nhật Đại hội đồng cổ đông 2024

Ngày 25.04.2024, VNM tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên với các nội dung chính như sau: Kế hoạch năm 2024, VNM đặt kế hoạch bao gồm...

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán online

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán online

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet đã và đang hỗ trợ tích cực mọi mặt của cuộc sống, và trong đầu tư cũng không đứng ngoài...

Nghệ thuật chọn “Trứng” để không ném tiền qua cửa sổ

Khi bước vào “chợ” (market) đầu tư, ai cũng muốn tìm mua quả trứng vàng – doanh nghiệp sẽ nở ra “gà đẻ tiền”. Nhưng làm sao để biết được...