6 nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân (Phần 6)

Ngày đăng: 29/10/2024 lượt xem

Trong bối cảnh kinh tế phức tạp ngày nay, có quá nhiều yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến tài chính cá nhân như: lạm phạm, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, chiến tranh, chính sách tiền tệ hay những biến cố đột ngột. Từ đó việc bảo vệ tài chính cá nhân càng trở nên quan trọng hơn. 

Trong bài viết này, sẽ đề cập đến 6 nguyên tắc cơ bản để bảo vệ tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Những nguyên tắc này sẽ giúp nhà đầu tư có một nền tảng tài chính bền vững, và có thể lấy lại thế chủ động khi rơi các tình huống cần bất ngờ trong cuộc sống và công việc. 

Tầm quan trọng của việc bảo vệ tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là khái niệm đề cập đến việc quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân nhằm đạt được sự ổn định và bền vững về tài chính trong suốt cuộc đời. Vì vậy, việc bảo vệ tài chính cá nhân cực kỳ quan trọng, nó giúp đảm bảo an toàn tài chính trong tương lai, duy trì chất lượng cuộc sống và hướng đến đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

1. Đảm bảo an toàn tài chính trong tương lai

Một kế hoạch tài chính cá nhân tốt, sẽ mang lại sự an toàn về tài chính trong tương lai, giúp duy trì sự ổn định, giảm bớt các áp lực tài chính và tránh tình trạng nợ nần hay phải phụ thuộc vào người khác khi xảy ra các tình huống ngoài ý muốn (tai nạn, thất nghiệp hay bệnh tật). 

2. Duy trì chất lượng cuộc sống

Việc có nền tảng tài chính vững chắc, sẽ bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những khó khăn về tài chính bất ngờ, giúp duy trì chất lượng cuộc sống. Khi có những biến cố bất ngờ, hay vật giá ngoài thị trường tăng giá, thì vẫn có thể đảm bảo không phải cắt giảm chi tiêu để duy trì cuộc sống. 

3. Đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn

6 Nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân
6 Nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân

Bảo vệ tài chính cá nhân không chỉ là giải quyết các vấn đề ngắn hạn mà còn giúp chuẩn bị cho các mục tiêu dài hạn. Bằng cách tiết kiệm và đầu tư hợp lý, hướng tới những mục tiêu như hưu trí an toàn, mua nhà, hoặc chi phí giáo dục cho con cái. Những mục tiêu này cần có kế hoạch lâu dài và chiến lược bảo vệ tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc biến những mục tiêu này thành hiện thực.

Nguyên tắc cơ bản để bảo vệ tài chính cá nhân

1. Lập kế hoạch tài chính cụ thể

Lập kế hoạch và theo dõi quản lý tài chính cá nhân
Lập kế hoạch và theo dõi

Để có một kế hoạch tài chính hiệu quả, cần tiến hành xác định mục tiêu tài chính theo từng giai đoạn rõ ràng. Một mục tiêu dài hạn quá lớn dễ khiến bản thân chán nản, khó kiên trì, nên tối ưu nhất là cần tách các mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn. 

  • Các mục tiêu ngắn hạn: có thể bao gồm việc tích lũy đủ tiền để mua một món đồ, hay một chuyến du lịch để tự thưởng cho bản thân khi đạt được các mốc ngắn hạn, hay lập quỹ dự phòng 3-6 tháng, thanh toán một khoản nợ. Việc này giúp bản thân có thể thấy kết quả tài chính trong ngắn hạn, để làm điểm tựa tiếp tục theo đuổi các mục tiêu tài chính xa hơn.
  • Các mục tiêu trung hạn: thường sẽ hướng tới các mục tiêu tài chính cá nhân từ 1 đến dưới 3 năm, sẽ là các mục tiêu mở rộng các nguồn thu nhập, tích lũy khoản tài chính đầu tiên cho việc mua các tài sản lớn.
  • Mục tiêu tài chính dài hạn: sẽ bao gồm các mục tiêu với thời gian xa hơn, từ 3 đến 10 năm tùy vào số tiền hướng đến. Các mục tiêu dài hạn có thể là: quỹ giao dục cho con cái, quỹ cho hưu trí an toàn, quỹ cho việc khởi nghiệp kinh doanh hay việc tự do tài chính. 

Một điều quan trọng là các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn phải đạt được điểm chung là cùng hướng đến tạo ra kết quả là mục tiêu dài hạn. Các kết quả trong mục tiêu ngắn hạn sẽ là các mốc nhỏ trong mục tiêu trung hạn, và kết quả của mục tiêu trung hạn là các mốc nhỏ trong mục tiêu dài hạn. Việc chia mục tiêu lớn thành nhiều phần nhỏ là để tạo cảm giác thỏa mãn và tạo niềm tin cho bản thân kiên trì. 

Ngoài việc thiết lập các mục tiêu tài chính, thì tạo ngân sách chi tiêu nhằm theo dõi và kiểm soát thu nhập, chi tiêu hàng tháng chính là công cụ để tiến đến các mục tiêu. Tạo ngân sách chi tiêu sẽ giúp bản thân nắm rõ những thu nhập và chi tiêu cá nhân, hướng tới tập thói quen tiêu dùng thông minh. 

>> Xem thêm: Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

2. Duy trì quỹ khẩn cấp

cách quản lý tài chính cá nhân - Tạo quỹ khẩn cấp
Tạo quỹ khẩn cấp

Sau khi có kế hoạch tài chính, dù cho bản thân đang trong tình trạng nợ nần hay tình trạng tài chính lành mạnh. Thì việc đầu tiên cần làm là để dành một số tiền làm quỹ khẩn cấp. Số tiền này sẽ không dùng vào việc trả nợ hay các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Và đặc biệt không được đem quỹ khẩn cấp đi đầu tư. 

Một quỹ khẩn cấp là lớp bảo vệ đầu tiên cho tài chính cá nhân khi các tình huống bất ngờ xảy ra, như mất việc, tai nạn hoặc chi phí y tế đột ngột. Quỹ này nên đủ để trang trải từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt, giúp bản thân có thời gian ổn định lại tình hình mà không cần phải gánh thêm nợ hoặc cắt giảm quá mức các nhu cầu cơ bản.

>> Xem thêm: Quy tắc 6 hũ tài chính giúp bạn quản lý tài chính thông minh

3. Quản lý nợ một cách hiệu quả

Nợ có thể trở thành gánh nặng nếu không được quản lý hợp lý. Việc giảm thiểu nợ xấu và tránh vay nợ không cần thiết giúp bảo vệ tài chính cá nhân khỏi tình trạng lạm dụng tín dụng. Để duy trì tài chính lành mạnh, cần trả nợ đúng hạn, tránh các khoản phí phạt không cần thiết và đảm bảo điểm tín dụng  luôn ở mức tốt, từ đó sẽ tạo nên một lịch sử tín dụng tốt, giúp bản thân dễ dàng thực hiện vay các khoản tài chính lớn trong tương lai cho các mục tiêu mua nhà, kinh doanh. 

>> Tham khảo bài viết: Quản lý chi tiêu cá nhân: Cách quản lý nợ và tín dụng

4. Có chiến lược đầu tư an toàn

Để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn, thì cần có những chiến lược đầu tư để tài sản tăng nhanh hơn ở những giai đoạn sau. Nên một chiến lược đầu tư an toàn và yếu tố quan trọng để bảo vệ và tăng trưởng tài sản trong dài hạn. 

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư là nguyên tắc đầu tiên để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Bằng cách phân bổ tài sản vào các kênh đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và tiền gửi tiết kiệm, bạn có thể giảm thiểu thiệt hại khi một kênh đầu tư cụ thể bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.
  • Đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi ro: Hiểu rõ mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu đựng giúp bạn chọn những kênh đầu tư phù hợp với hoàn cảnh tài chính và tâm lý của mình, từ đó tránh rơi vào tình trạng căng thẳng hoặc tổn thất tài chính không mong muốn.
  • Đầu tư dài hạn là chiến lược giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong thời gian dài và bảo vệ tài sản khỏi những biến động ngắn hạn của thị trường. Đầu tư dài hạn thường mang lại lợi thế nhờ sự tích lũy giá trị theo thời gian, giảm thiểu những tác động tiêu cực của những thay đổi ngắn hạn. 

5. Quản lý thu nhập và chi tiêu một cách hợp lý

Mục tiêu tài chính là đích đến cho một kế hoạch tài chính cá nhân, vậy quản lý thu nhập và chi tiêu chính là một trong những công cụ để đạt được các mục tiêu đó, dưới đây là một số trọng điểm khi tiến hành quản lý thu nhập và chi tiêu:

  • Quản lý thu nhập và chi tiêu một cách khoa học: sử dụng các ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa lại việc theo dõi và quản lý các thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, việc quản lý các chi tiêu không cần nhập thủ công, mà sẽ được đồng bộ trực tiếp từ phía ngân hàng. Việc quản lý một cách khoa học giúp bản thân biết rõ các dòng tiền, phát hiện những khoản chi tiêu có thể cải thiện.
  • Kiểm soát chi tiêu không cần thiết: Thường xuyên đánh giá lại các khoản chi tiêu và cắt giảm những thứ không thiết yếu sẽ giúp duy trì sự ổn định tài chính và tối ưu hóa lượng tiền tiết kiệm. Việc nhận biết và loại bỏ các chi phí vô bổ có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong quản lý tài chính cá nhân.
  • Tăng cường tiết kiệm là một thói quen quan trọng. Bằng cách áp dụng quy tắc “tiết kiệm trước khi chi tiêu”, giúp đảm bảo rằng một phần thu nhập của mình luôn được dành riêng cho tương lai. Quy tắc này giúp tạo ra một quỹ tiết kiệm ổn định và sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ.

6. Tăng cường kiến thức tài chính cá nhân

Để có một kế hoạch tài chính hiệu quả và đảm bảo bản thân luôn đi theo đúng kế hoạch, thì phải luôn học hỏi và cập nhật thêm những kiến thức và thông tin tài chính:

  • Đọc sách và tham gia các khóa học tài chính: cung cấp kiến thức nền tảng về quản lý tiền bạc, đầu tư, và lập kế hoạch tài chính. 
  • Theo dõi tin tức tài chính và xu hướng thị trường: giúp nắm bắt những thay đổi mới nhất trong nền kinh tế và thị trường tài chính. Việc hiểu rõ các xu hướng kinh tế sẽ giúp bản thân có thể đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt, từ việc điều chỉnh danh mục đầu tư đến việc xem xét các cơ hội kinh doanh mới.
  • Tư vấn của chuyên gia tài chính: Những chuyên gia này sẽ giúp lập kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu cá nhân và gia đình, đồng thời cung cấp giải pháp bảo vệ tài chính một cách chuyên nghiệp và toàn diện. Nên gặp các chuyên gia tài chính trong trường hợp cần những kế hoạch tài chính phức tạp, với mục tiêu quá lớn, hoặc đang bị mắc kẹt trong nợ nần không thể thoát ra, gặp chuyên gia tài chính để được tư vấn một kế hoạch tài chính hiệu quả và phù hợp với bản thân.

Các sai lầm phổ biến trong bảo vệ tài chính cá nhân

Thiếu kế hoạch tài chính cụ thể: Một sai lầm phổ biến là không lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Việc không có một kế hoạch cụ thể dễ dẫn đến việc mất kiểm soát chi tiêu, không có mục tiêu tài chính rõ ràng và dễ rơi vào tình trạng nợ nần. Điều này khiến bản thân khó có thể đạt được sự ổn định tài chính và chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ.

Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát: Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích nếu được sử dụng hợp lý, nhưng nó cũng dễ gây ra nợ nần chồng chất nếu không được quản lý tốt. Nhiều người thường mua sắm quá đà bằng thẻ tín dụng mà không tính đến khả năng trả nợ, dẫn đến tình trạng lãi suất cao và phí phạt. Điều này không chỉ làm suy giảm tài chính mà còn ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng cá nhân.

Bỏ qua quỹ khẩn cấp: Không duy trì quỹ khẩn cấp là một trong những sai lầm lớn khiến bản thân dễ rơi vào tình huống khó khăn khi gặp phải sự cố bất ngờ như mất việc hoặc bệnh tật, tai nạn. Thiếu quỹ dự phòng khiến bản thân phải vay nợ hoặc cắt giảm các chi phí thiết yếu, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính dài hạn.

Kết luận

Việc áp dụng các nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân là yếu tố then chốt giúp đạt được sự ổn định và an toàn tài chính. Bằng cách lập kế hoạch tài chính rõ ràng, quản lý chi tiêu hợp lý, duy trì quỹ khẩn cấp, và đầu tư an toàn, bạn sẽ xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc để đối phó với những biến động không lường trước trong cuộc sống. Để đạt được quyền chủ động kiểm soát tài chính cá nhân hãy bắt đầu ngay với việc thực hành áp dụng các nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân bài viết đã cung cấp vào kế hoạch tài chính của bạn.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về quản lý chi tiêu cá nhân, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Tại sao cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân?
Phần 2: Làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả?
Phần 3: Các ứng dụng quản lý thu nhập và chi tiêu tài chính cá nhân hiệu quả
Phần 4: Quản lý chi tiêu cá nhân: Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư?
Phần 5: Quản lý chi tiêu cá nhân: Cách quản lý nợ và tín dụng

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là chỉ số tài chính cơ bản khi tham gia đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ với tài sản...

vốn ít có nên đầu tư chứng khoán

Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán? Làm thế nào để đầu tư chứng khoán có lãi với số vốn nhỏ?

Đối với những người có số vốn đầu tư ít, việc đầu tư chứng khoán vẫn là một lựa chọn có thể xem xét. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cùng...

Nên vào lệnh theo kiểu Break-out/Break down hay Sideway

Nên vào lệnh theo kiểu Break-out/Break down hay Sideway

Khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc lựa chọn chiến lược vào lệnh phù hợp là rất quan trọng để đạt được kết quả đầu tư...