Điểm chứng khoán là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chứng khoán

Ngày đăng: 30/07/2024 lượt xem

Điểm chứng khoán là chỉ số phản ánh sự tăng/giảm giá cổ phiếu trên thị trường. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của điểm chứng khoán để đánh giá hiệu suất thị trường và dự báo xu hướng đầu tư.

Điểm chứng khoán là gì?

Điểm chứng khoán là chỉ số thể hiện sự tăng/giảm của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nó phản ánh sự biến động của một phần hoặc toàn bộ thị trường chứng khoán. Thông thường những điểm số của thị trường chứng khoán được tính dựa trên giá cổ phiếu của nhóm đại diện hoặc toàn bộ cổ phiếu trên sàn tùy phạm vi điểm chứng khoán biểu hiện.

Ví dụ: VN-Index đóng cửa phiên 26/6 tại mốc 1.261.24 điểm.

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong lĩnh vực chứng khoán, Chỉ số INDEX là thuật ngữ đi kèm khi đặt tên cho các rổ chỉ số khác nhau tại quốc gia, nhằm đo lường hiệu suất của một nhóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chỉ số INDEX thể hiện giá bình quân của các cổ phiếu trong chỉ số đó, cho phép theo dõi sự thay đổi trong giá trị của chúng qua thời gian.

1. Chỉ số VN-INDEX

Sàn giao dịch: Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). 

Mô tả: VN-INDEX là chỉ số thị trường đại diện cho toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Chỉ số này được tính dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE, phản ánh sự thay đổi giá trị của các cổ phiếu này theo thời gian. 

Điểm chứng khoán

2. Chỉ số HNX-INDEX

Sàn giao dịch: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Mô tả: HNX-INDEX là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX. Chỉ số này cũng được tính dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên HNX.

3. Chỉ số UPCOM-INDEX

Sàn giao dịch: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Mô tả: UPCOM-INDEX đại diện cho các cổ phiếu được giao dịch trên Upcom, là nơi các công ty đại chúng chưa đủ điều kiện hoặc chưa muốn niêm yết chính thức trên HOSE hoặc HNX thực hiện giao dịch. Chỉ số này cũng được tính dựa trên giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết trên sàn Upcom. 

>>> Cập nhật real time điểm số chứng khoán tại HSC ONE: https://one.hsc.com.vn/

Các yếu tố tác động đến điểm chứng khoán

Tình hình kinh tế toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến điểm chứng khoán. Khi nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty thường tăng theo, dẫn đến điểm chứng khoán cao hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, điểm chứng khoán có thể giảm.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: Sự sụp đổ của Lehman Brothers và các vấn đề tài chính khác đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến sự sụt giảm mạnh của các thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index giảm từ hơn 1.000 điểm vào năm 2007 xuống còn dưới 300 điểm vào năm 2009.

Chính sách tài chính và tiền tệ

Chính sách của ngân hàng trung ương về lãi suất, cung tiền và các biện pháp tài chính khác có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất, việc vay vốn trở nên rẻ hơn, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, có thể đẩy điểm chứng khoán lên cao. Ngược lại, khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn cao hơn có thể làm giảm đầu tư và tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến điểm chứng khoán.

Ví dụ: Chính sách tiền tệ nới lỏng sau đại dịch COVID-19: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm lãi suất và triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính để thúc đẩy kinh tế sau đại dịch. Điều này giúp thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index tăng từ khoảng 660 điểm vào tháng 3/2020 lên hơn 1.400 điểm vào cuối năm 2021.

Tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư

Tâm lý thị trường và kỳ vọng của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến điểm chứng khoán. Nếu nhà đầu tư cảm thấy lạc quan về triển vọng của thị trường hoặc của một công ty cụ thể, họ có thể mua vào nhiều hơn, đẩy giá cổ phiếu lên cao. Ngược lại, nếu có lo ngại về rủi ro hoặc không chắc chắn, nhà đầu tư có thể bán ra, làm giảm điểm chứng khoán.

Ví dụ: Kỳ vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index đã có những đợt tăng điểm mạnh mẽ mỗi khi có thông tin tích cực liên quan đến quá trình nâng hạng. Ví dụ, đầu năm 2018, khi thông tin về việc MSCI xem xét nâng hạng thị trường Việt Nam xuất hiện, chỉ số VN-Index đã tăng lên mức kỷ lục trên 1.200 điểm.

Dịch bệnh hoặc chiến tranh

Đây là các sự kiện mang tính toàn cầu, có thể gây ra sự bất ổn định cho nền kinh tế, chính trị của một số quốc gia hoặc toàn cầu. Các sự kiện này có thể dẫn đến hệ quả như: gián đoạn chuỗi cung ứng, suy giảm tiêu dùng và đầu tư, tăng thất nghiệp… Khi những sự kiện này diễn ra thường mang lại áp lực lớn đến nền kinh tế mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến điểm chứng khoán. Cho tới khi xác định được toàn bộ những thiệt hại mà sự kiện mang lại, thì tác động tiêu cực mới giảm dần. 

Tuy nhiên, sau những sự kiện này, các quốc gia thường sẽ đưa ra các chính sách hoặc các gói hỗ trợ nhằm khôi phục lại kinh tế. Những nỗ lực khôi phục kinh tế thường mang lại tác động tích cực giúp tăng điểm chứng khoán. 

Ví dụ: Đại dịch COVID-19 bùng nổ đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, quá tải về y tế ở nhiều quốc gia. Thời điểm đầu năm 2020, khi chưa thể xác định tất cả ảnh hưởng mà đại dịch mang lại, chỉ số VN-Index giảm từ khoảng 990 điểm vào đầu năm 2020 xuống còn 660 điểm vào tháng 3/2020. 

Ngoài những yếu tố trên, điểm chứng khoán còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, như: sự kiện chính trị, các quy định pháp lý, tình hình tài chính của các công ty …. 

Ý nghĩa của điểm chứng khoán là gì?

Thước đo hiệu suất của thị trường: điểm chứng khoán phản ánh biến động giá cả của một nhóm cổ phiếu hoặc toàn bộ thị trường. Các nhà phân tích và nhà đầu tư có thể dựa vào điểm chứng khoán để đánh giá mức độ tăng trưởng/suy giảm của thị trường. 

Công cụ phân tích và dự báo: Điểm chứng khoán sẽ được biểu hiện dưới dạng biểu đồ nến, dựa trên kiến thức về các mẫu hình nến, kinh nghiệm giao dịch các nhà đầu tư và nhà phân tích tiến hành phân tích kỹ thuật để dự báo xu hướng thị trường. 

Đánh giá sức khỏe của nền kinh tế: Các công ty lớn, chủ chốt trong các ngành nghề đa số đều đã niêm yết lên sàn chứng khoán. Vì vậy chỉ số đại diện cho toàn bộ công ty niêm yết trên sàn cũng chính là đại diện cho sức khỏe nền kinh tế. 

Tác động đến lãi suất và chi phí vốn: Khi thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực, các doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng hơn thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, giúp giảm chi phí vốn. Ở chiều ngược lại, khi thị trường đang ảm đạm, tiêu cực việc huy động vốn qua kênh chứng khoán sẽ không được ủng hộ của các nhà đầu tư. Dẫn tới doanh nghiệp phải lựa chọn kênh huy động khác. 

Chỉ báo tâm lý nhà đầu tư: phản ánh tâm lý chung của nhà đầu tư, như sự lạc quan, bi quan, nghi ngờ thị trường. Tâm lý sẽ dẫn đến hành động giao dịch của nhà đầu tử, chứng đều được phản ánh lại vào điểm chứng khoán.

Kết luận

Điểm chứng khoán giúp nhà đầu đầu tư đánh giá hiệu suất thị trường, phân tích và dự báo xu hướng của thị trường. Khi nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng lớn của thị trường, sẽ có thể lên các kế hoạch giao dịch và quản lý rủi ro phù hợp.

>>> Theo dõi điểm của các chỉ số tại bảng giá của HSC: https://priceonline.hsc.com.vn/

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Pivot Point là gì? Cách tính và xác định điểm Pivot

Pivot Point là gì? Cách tính và xác định điểm Pivot

Xác định được cổ phiếu của mình đang ở đâu trong 1 xu hướng tăng hay giảm? Cổ phiếu đang tiến tới ngưỡng kháng cự hay giảm về hỗ trợ?...

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là chỉ số tài chính cơ bản khi tham gia đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ với tài sản...

Trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi có đặc tính gì? 05 ưu nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính quan trọng và phổ biến trong thế giới đầu tư và kinh doanh. Được tạo ra với mục tiêu gọi...