Dilution là gì? Hệ quả của sự suy giảm cổ phiếu đối với doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/07/2024 lượt xem

Khi phân tích các chỉ số tài chính để đưa ra quyết định dài hạn về việc đầu tư vào doanh nghiệp hay một mã cổ phiếu, bên cạnh những tiêu chí cơ bản như P/E, P/B, ROE, ROA, EPS cơ bản, EPS pha loãng,… yếu tố Dilution (pha loãng cổ phiếu) cũng là 1 trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cổ phiếu.

Trong các cuộc họp cổ đông, việc ban lãnh đạo đề xuất phương án phát hành, chia cổ tức, quyền mua… nhằm phục vụ kế hoạch kinh doanh sẽ xuất hiện sự pha loãng cổ phiếu. Vậy Dilution là gì? Pha loãng nhằm mục đích gì? Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Sự pha loãng cổ phiếu – Dilution là gì?

Khái niệm của Dilution

Dilution có nghĩa là sự pha loãng cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Hay cũng có thể được hiểu là sự suy giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông hiện tại.

Trường hợp thực tế về Dilution

Để có cái nhìn thực tế cho câu hỏi Dilution là gì, cùng xem qua bài báo thực tế sau đây:

CTCP tập đoàn GELEX thực hiện bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu và nhóm cổ đông lớn đăng ký mua thêm. Như vậy đây là 1 trong số ít các doanh nghiệp thực hiện Dilution (pha loãng cổ phiếu) 

Tại sao Dilution là vấn đề quan trọng trong đầu tư tài chính?

Dilution là vấn đề rất quan trọng trong đầu tư tài chính vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông, liên quan đến quyền biểu quyết và đặc biệt là quyền lợi nhận cổ tức. Bên cạnh đó Dilution đôi khi cũng là điểm mạnh giúp doanh nghiệp huy động được vốn để bổ sung dòng tiền, phục vụ cho công việc kinh doanh, đầu tư mua lại dự án,…. Nên nếu doanh nghiệp tiến hành pha loãng thì nhà đầu tư nên xem xét nhiều yếu tố đừng vội đánh giá sẽ làm giảm chất lượng của cổ phiếu. 

Nguyên nhân dẫn đến Dilution

Sau khi tìm hiểu Dilution là gì, ta cần nắm rõ nguyên nhân đầu tiên dẫn đến Dilution là khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông mới. Mục đích kêu gọi thêm vốn đầu tư khiến tỷ lệ của nhà đầu tư cũ bị thay đổi.

Ví dụ: Công ty A ban đầu có 5 cổ đông với tỷ lệ mỗi cổ đông 20% (mỗi người 100.000 cổ phiếu). Tuy nhiên với nhu cầu tăng vốn để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bằng cách phát hành thêm 500.000 cổ phiếu cho thêm 5 cổ đông mới. Thì khi đó tỷ lệ sở hữu của 5 nhà đầu tư ban đầu sẽ giảm xuống còn 10%.

Nguyên nhân thứ hai, doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện chuyển đổi với những nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp. Mục đích sẽ là tăng số lượng cổ phiếu lên và khoản đi vay từ trái phiếu sẽ giảm xuống.

Ví dụ: Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII-HOSE) thường xuyên phát hành cổ phiếu để thực hiện chuyển đổi trái phiếu.

dilution là gì
Hình: CII-HOSE phát hành cổ phiếu để thực hiện chuyển đổi trái phiếu
dilution
Hình: CII-HOSE phát hành cổ phiếu để thực hiện chuyển đổi trái phiếu

Nguyên nhân thứ ba, chào bán cho cổ đông hiện hữu (bán ưu đãi): Mục đích để tăng vốn điều lệ bằng cách tăng lượng cổ phiếu lưu hành. Việc chào bán theo hình thức này cũng có thể không làm suy giảm cổ phần nhưng với điều kiện tất cả 100% cổ đông hiện hữu phải thực hiện quyền mua.

Tuy nhiên điều này thì rất khó, cũng sẽ luôn có cổ đông bỏ quyền mua, thì như vậy tỷ lệ sở hữu của cổ đông bỏ quyền sẽ bị thay đổi, vấn đề Dilution sẽ xảy ra. Khi cổ đông không thực hiện quyền mua thì vẫn hoàn toàn có thể chuyển nhượng lại cho cổ đông mới.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp không làm pha loãng cổ phiếu như trả cổ tức bằng cổ phiếu tức là cổ đông có 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm được 1 cổ phiếu nữa, tỷ lệ sở hữu của cổ đông được giữ nguyên

Ví dụ: CTCP chứng khoán Vndirect phát hành quyền mua và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 

pha loãng cổ phiếu
CTCP chứng khoán Vndirect phát hành quyền mua và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu

Nguyên nhân thứ tư, chào bán riêng lẻ cho số ít nhà đầu tư (thông thường dưới 100 người). Họ có thể là cổ đông chiến lược, nhà sáng lập, đối tác kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài…và có thứ tự ưu tiên nhất định và danh sách chi tiết luôn được doanh nghiệp công bố. Trường hợp này thấy rõ ràng nhất sẽ có Dilution xảy ra. 

Ví dụ: Năm 2021 CTCP đầu tư Nam Long chào bán 60.000.000 cổ phiếu với giá 33.500đ/cổ phiếu cho nhà đầu tư chủ yếu là quỹ lớn như Dragon Capital, KIM, Pyn Elite,…. 

Nguyên nhân cuối cùng, Phát hành ESOP cho ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Việc này rất phổ biến với các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn, nhân viên được sở hữu cổ phiếu công ty thì tỷ lệ sở hữu của cổ đông sẽ bị giảm xuống (với trường hợp này thì tỷ lệ sẽ không giảm xuống nhiều).

Ví dụ: MWG phát hành ESOP cho cán bộ công nhân viên. 

dilution là gì
Phát hành ESOP dẫn đến pha loãng cổ phiếu

Hệ quả của sự suy giảm cổ phiếu đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện Dilution theo cách bán ưu đãi cho cổ đông thì số lượng cổ phiếu trên sàn tăng lên (vốn điều lệ tăng lên) thì thị giá trên sàn sẽ phải điều chỉnh tương ứng.

Ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, khiến tâm lý dè chừng hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp, sợ là mức lợi nhuận chi trả trên mỗi cổ phần sẽ giảm xuống trong ngắn hạn. Và phần nào đó tác động được giá cổ phiếu trên thị trường.

Cổ phiếu tăng cung lớn sẽ dẫn tới rủi ro giảm giá khi lượng hàng này trong tương lai cần rất nhiều thời gian và dòng tiền đủ lớn để có thể hấp thụ được hết.

Ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sở hữu, quyền biểu quyết ở doanh nghiệp. Tỷ lệ dilution càng cao thì nhiều nhà đầu tư tham gia, dẫn đến việc đưa ra quyết định chủ chốt nào đó sẽ gặp khó khăn hơn nếu như các cổ đông không đồng lòng. Dễ khiến cổ đông sáng lập mất quyền kiểm soát, điều hành với doanh nghiệp.

Điều đặc biệt nhất là ảnh hưởng đến EPS: 

EPS (earning per share) là lãi cơ bản trên 1 cổ phần cho biết là lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ trên mỗi cổ phiếu thông thường đang được lưu hành trên thị trường. 

Và đây là chỉ số tài chính khá quan trọng đánh giá việc kiếm lợi nhuận của công ty mỗi quý, mỗi năm và qua đó giúp nhà đầu tư xác định được mức giá trị hợp lý của doanh nghiệp và từ đó tính toán được upside của cổ phiếu là bao nhiêu. Được tính theo công thức sau đây:

EPS = (LNST – Cổ tức ưu đãi)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường 

Diluted EPS (EPS đã bị pha loãng) vẫn được hiểu với nghĩa tương tự cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp chia trên mỗi cổ phiếu thông thường và số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

Diluted EPS = (LNST- Cổ tức ưu đãi)/ (Tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường + Số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông)

Thông thường EPS và EPS pha loãng nhà đầu tư nên tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu trung bình theo 6 tháng gần nhất thì sẽ có cách nhìn sát hơn. 

Ví dụ: Doanh nghiệp X niêm yết cổ phiếu 20 triệu cổ phiếu X với giá 20 ngàn đồng/1 cổ phiếu 

Doanh nghiệp bán cổ phiếu ưu đãi giá 10 ngàn với tỷ lệ 100:20 tức là nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có quyền mua 20 cổ phiếu với giá 10 ngàn đồng. 

Như vậy với 20 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì có 4 triệu quyền mua với giá 10 ngàn đồng 

Lúc này giá trên sàn sẽ điều chỉnh lại như sau:

(20.000.000*20.000+4.000.000*10.000)/24.000.000 = 18.333 gần bằng 18350 đ/1 cổ phiếu)

Chiến lược để giảm thiểu tình trạng Dilution

Doanh nghiệp càng ít pha loãng khiến chất lượng cổ phiếu được đánh giá cao hơn tuy nhiên có nhược điểm là thanh khoản giao dịch trên sàn của cổ phiếu đó sẽ ít và phần nào ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng giá của cổ phiếu.

Tối ưu hóa việc phát hành cổ phiếu, nên phát hành với tần suất thấp và chỉ nên phát hành khi thực sự cần thiết và điều đó phải phù hợp với chủ trương, đường lối được ban lãnh đạo đề ra. Tránh phát hành cổ phiếu huy động vốn với mục đích là đầu tư ngoài ngành (như doanh nghiệp sản xuất thép phát hành huy động lượng lớn tiền nhảy qua ngành BĐS.

Có thể tận dụng các nguồn huy động khác như phát hành trái phiếu, vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi,… Quản lý thật chặt các công cụ tài chính, duy trì dòng tiền kinh doanh luôn ở trạng thái dương.

Kết luận

Những câu chuyện tăng vốn khủng, tạo kế hoạch kinh doanh cực kỳ ấn tượng bằng phương án phát hành phần nào cũng là câu chuyện thúc đẩy giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên nhà đầu tư nếu hiểu rõ Dilution là gì thì sẽ có cách nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này. Tùy ngành nghề thì mức độ pha loãng sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Hi vọng bài viết này giúp nhà đầu tư hiểu rõ về pha loãng cổ phiếu, hệ quả tác động của nó đến sự sự giảm cổ phiếu của doanh nghiệp và có thêm kiến thức, góc nhìn bổ ích để đưa ra quyết định đầu tư an toàn với lợi suất tốt nhất. 

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là gì? Tầm quan trọng của phân tích chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là gì? Chi phí biến đổi (Variable Costs) là chi phí phải chi trả để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ...

Ứng dụng chỉ báo ZigZag để xác định đỉnh và đáy thị trường hiệu quả

Ứng dụng chỉ báo ZigZag để xác định đỉnh và đáy thị trường hiệu quả

Trong thế giới giao dịch, việc xác định chính xác đỉnh và đáy của thị trường luôn là thách thức lớn đối với nhà đầu tư. Chỉ báo ZigZag là...

nến doji là gì

Tổng quan về Mô hình nến Doji

Mô hình nến Doji là gì? Mô hình nến Doji là tên của mô hình nến kỹ thuật được hình thành khi mức giá trị khi kết thúc phiên giao...