Làm sao để tránh Call Margin? Cách tính Call Margin mới nhất

Ngày đăng: 18/07/2024 lượt xem

Call margin chắc hẳn là cụm từ mà phần lớn nhà đầu tư đều lướt hoặc nghe thấy trên hầu hết các cộng đồng tài chính khi thị trường giảm mạnh. Ở bài viết này hãy cùng Stock Insight tìm hiểu rõ hơn về cách mà margin vận hành cũng như cách tính toán và quản trị rủi ro như thế nào để tài khoản luôn ở trạng thái an toàn, hạn chế tình trạng call margin nhất có thể nhé. 

Tìm hiểu Call Margin trong giao dịch chứng khoán Margin là gì?

Margin hay được gọi là giao dịch ký quỹ là hình thức cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính dựa trên tiền cho vay của công ty chứng khoán (CTCK). Nhà đầu tư có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với số vốn ban đầu với tỷ lệ ký quỹ ở từng cổ phiếu sẽ khác nhau và khoản vay đó sẽ có lãi suất tùy theo các CTCK quy định thông thường ở mức 0,04%/ngày.

Call margin là gì? 

Call margin là trạng thái tài khoản ở tình trạng nguy hiểm khi cổ phiếu trong danh mục sụt giảm mạnh và không đủ ký quỹ để đảm bảo nguồn tiền vay mà CTCK cung cấp. Khi đó CTCK sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp tiền bổ sung ký quỹ đẩy tỷ lệ lên mức cho phép nếu không CTCK sẽ xử lý bằng cách bán cổ phiếu tương ứng để đẩy tỷ lệ ký quỹ của tài khoản lên mức an toàn (thông báo dưới dạng tin nhắn).

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (tỷ lệ KQBD): Là tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán với mã cổ phiếu đó. Tùy mức độ rủi ro của từng cổ phiếu sẽ có tỷ lệ ký quỹ khác nhau (bộ phận QTRR của CTCK sẽ quyết định yếu tố này).

Ví dụ: Tỷ lệ KQBD của BCM 75% điều này hiểu là nhà đầu tư có 75 đồng và CTCK cho vay tối đa 25 đồng để mua cổ phiếu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Call margin

  • Tỷ lệ ký quỹ an toàn: 65-100% (trên 100% nhà đầu tư còn sức mua)
  • Tỷ lệ ký quỹ ở trạng thái nguy hiểm: 40-65% 

Nhà đầu tư sẽ có T+2 để nộp số tiền bổ sung hoặc bán cổ phiếu ra để duy trì trạng thái ký quỹ tài khoản trên mức 60%. Nếu như nhà đầu tư không chủ động action thì HSC sẽ bán đẩy tỷ lệ lên mức 70% 

Nếu tỷ lệ trong phiên về mức dưới 40% thì nhà đầu tư cần thực hiện ký quỹ ngày trước 9h T+1

1. Đối với danh mục chỉ có 1 mã cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ ban đầu là x% cách tính sẽ đơn giản hơn

CT giá trị vay tối đa

Cụ thể: Nếu như nhà đầu tư chỉ mua 1 mã X có tỷ lệ cho vay 40% thì với 200 triệu nhà đầu tư được vay tối đa số tiền: 200 *(100-40)/40=300 triệu để mua cổ phiếu. 

Như vậy tổng sức mua hiện có là 500 triệu đồng.

  • Nếu cổ phiếu giảm 10% → Giá trị tài khoán sẽ còn 450 triệu → lỗ 50 triệu → giá trị tài sản ròng còn 150 triệu (tương ứng với mức giảm 25%)

→ Tỷ lệ ký quỹ = 100% -(10%)*100/40%=75% (mức an toàn)

  • Nếu cổ phiếu giảm 20% → giá trị tài khoản sẽ còn 400 triệu → lỗ 100 triệu → giá trị tài sản còn 100 triệu (tương ứng với mức giảm 50%)

→ Tỷ lệ ký quỹ=50% (mức nguy hiểm) 

→ số tiền ký quỹ cần bổ sung = -(50%-60%)*400 = 40 triệu đồng

2. Đối với danh mục nhiều cổ phiếu

Tài khoản: Là tổng giá trị tài sản hiện tại của khách hàng 

Tiền: Số dư tiền mà CTCK cho nhà đầu tư vay để mua cổ phiếu 

CT Tài sản
CT Yêu cầu ký quỹ

Cách tính Call Margin mới nhất

Ví dụ như cổ phiếu AAA có trong danh mục với tỷ lệ ký quỹ 60% thì

[Yêu cầu ký quỹ = 23,000,000 *60% = 13,800,000]

Tương tự với các mã cổ phiếu khác trong danh mục

Tổng yêu cầu ký quỹ sẽ là 73,000,000

[Tỷ lệ ký quỹ tổng của danh mục = 73,593,144/73,000,000 =100.8% ]

[Thừa ký quỹ = (100.8%-100%)*73,000,000=593,144]

=> Như vậy kết phiên tài khoản NĐT này ở mức an toàn.

Nếu như thị giá cổ phiếu đều giảm 5% thì chúng ta có bảng số liệu mới như sau: 

 

Tỷ lệ ký quỹ vẫn nằm trong khoảng 45-60% nên vẫn an toàn. Tuy nhiên thừa ký quỹ âm 2,958,856 tức là nhà đầu tư cần nộp vào tương ứng để đẩy tỷ lệ lên 100%. 

Nếu giá cổ phiếu giảm về như trong bảng dưới đây:

cách tính call margin

MM được hiểu là số cần phải bảo đảm, ở HSC là 60% (tỷ lệ 60%*YCKQ)

CT Thừa ký quỹ để call

Như vậy có thể hiểu nếu tài khoản bị call thì nhà đầu tư cần nộp vào 23,701,856 để đảm bảo tài khoản về lại mức 100%. Và nộp 1,003,856 để tài khoản về mức 60% (đủ an toàn) 

Làm sao để không bị Call margin? 

  • Nếu tài khoản luôn ở trạng thái full margin thì sẽ có rủi ro bị call margin nhiều nhất nên nhà đầu tư hạn chế full margin.
  • Tránh dùng call margin mua những mã cổ phiếu có xu hướng đi xuống và xu hướng chung của thị trường chưa rõ ràng, 
  • Tuyệt đối không nên dùng margin để trung bình giá xuống
  • Nếu nhà đầu tư bị call margin nên bán những mã yếu trong danh mục và với xu hướng hồi phục thấp
  • Theo dõi trạng thái Margin thông qua tính năng Cảnh báo Margin trên tài khoản tại HSC ONE

Lời khuyên nếu như nhà đầu tư bị Call margin

Thông thường các công ty chứng khoán sẽ cho nhà đầu tư thời gian để xử lý: ngày T+1 nên chủ động bán đẩy margin lên mốc cao. VD tài khoản đang có tỷ lệ ký quỹ 56% thay vì bán lên 60% thì nhà đầu tư nên chủ động bán lên 80%. 

Không nên có tâm lý gỡ gạc mà say sóng margin. Nên chủ động trong mọi tình huống và khi còn tiền thì sẽ còn tất cả. 

Quản lý thật chặt rủi ro, bám sát mọi hành động giá của cổ phiếu, có kế hoạch sử dụng margin hiệu quả.

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có cách tính call margin khác nhau tỷ lệ call cũng sẽ khác nhau. Phần lớn tỷ lệ ký quỹ đều sẽ hiển thị sẵn trên tài khoản trên app giao dịch và trading web của các công ty chứng khoán. Tất cả được tính toán sẵn hết mọi thứ. 

Kết luận

Call margin luôn là con dao 2 lưỡi, cân nhắc thật kỹ khi sử dụng bởi vì chiến lược call margin dành cho nhà đầu tư bám được sóng thị trường và nhiều kinh nghiệm, không khuyến khích nhà đầu tư mới sử dụng tối đa đòn bẩy để kiếm lợi nhuận nhanh chóng mà cần những bước đi chậm và chắc tích lũy kinh nghiệm.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

đường EMA là gì

Phương pháp giao dịch với hệ thống đường EMA

Đường EMA là gì? Đường EMA là một đường trên biểu đồ giá sử dụng công thức toán học để làm mịn hành động giá. Nó cho thấy giá trung...

Giới thiệu về Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán

Giới thiệu về Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán (Phần 1)

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ phát triển tri thức cũng như sự tiếp cận đầu tư tài chính của người dân ngày càng mở...

lý thuyết bàn tay vô hình là gì

Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith – Stockinsight

Trong thế giới hiện đại, chúng ta đã quen với sự phát triển vượt bậc của kinh tế thị trường, nơi các doanh nghiệp đua nhau tìm kiếm lợi nhuận...