Giao dịch ký quỹ là gì? Các chiến lược khi sử dụng giao dịch ký quỹ

Ngày đăng: 09/07/2024 lượt xem

Giao dịch ký quỹ là gì?

Định nghĩa của Giao dịch ký quỹ (margin)

Giao dịch ký quỹ (margin) là dịch vụ cho phép nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán (CTCK) để mua chứng khoán, có thể gọi nôm na là dùng đòn bẩy tài chính để kiếm lợi nhuận trên số tiền vay của CTCK được đảm bảo bằng cổ phiếu trong tài khoản. 

Margin được sử dụng khi nào?

Margin cần được sử dụng linh hoạt để trading theo chiều giá lên của cổ phiếu và thuận tiên hơn khi trading trong phiên (T0) với hàng có sẵn trong tài khoản (lưu ý chỉ trong các giao dịch ngắn hạn). Khi xuất hiện những mã có dòng tiền vượt trội trên thị trường và khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng.

Một số thuật ngữ cần nắm trong giao dịch ký quỹ

Các thuật ngữ liên quan

1. Full margin

Full margin được hiểu là nhà đầu tư dùng tối đa sức mua được phép vay của công ty chứng khoán

2. Margin call

Margin call là tình trạng xảy ra khi giá trị các cổ phiếu trong tài khoản giảm đến mức không đủ để bảo đảm vay margin mà CTCK cung cấp.

3. Force sell

Force sell là tình trạng các CTCK buộc phải bán thanh lý/giải chấp cổ phiếu trong tài khoản đẩy tỷ lệ yêu cầu ký quỹ lên nếu NĐT không nộp thêm tiền vào để duy trì tỷ lệ ký quỹ.

4. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu vốn góp tối thiểu của NĐT trong mỗi giao dịch ký quỹ với từng cổ phiếu (lưu ý mỗi cổ phiếu sẽ có tỷ lệ ký quỹ khác nhau)

margin

Công thức tính

1. Số tiền vay tối đa

Cổ phiếu X với tỷ lệ ký quỹ ban đầu tại HSC là a %

Số tiền vay tối đa = Tài sản ròng *(100-a)/a

Ví dụ: NĐT có 100 triệu, giá cổ phiếu X là 10.000đ/1cp.

Nếu NĐT không GD ký quỹ: NĐT sẽ mua được 10.000 cổ phiếu (VD giả định chưa bao gồm phí GD và thuế). Nếu cổ phiếu X tăng 10% thì tài sản ròng (NAV) tăng 10%.

Nếu như NĐT GD ký quỹ: Với mã X tỷ lệ ký quỹ tại HSC là 30%.

NĐT sẽ được vay tối đa số tiền: 100 triệu *(100%-30%)/30% = 233,33tr

Nếu như GD ký quỹ với 100tr vay 100tr, NĐT sẽ mua được 20.000 cổ phiếu. Nếu cổ phiếu X tăng 10% NAV tăng 20%.

Tương tự ở chiều ngược lại nếu giá giảm.

2. Tỷ lệ ký quỹ

Tỷ lệ ký quỹ = 100% – (Biến động của cổ phiếu so với giá vốn)*100/Tỷ lệ ký quỹ ban đầu của cổ phiếu

Nếu giả định 1 danh mục mua 1 mã X. Nếu X giảm 2% trong phiên thì tỷ lệ ký quỹ sẽ còn

100%-2%*100/30%=93.3%

Tỷ lệ ký quỹ an toàn: 65%-100% (dưới 100% NĐT không còn sức mua)

Tỷ lệ ký quỹ nguy hiểm: 40%-65%. Ký quỹ trước 11h30 ngày T+2

Dưới 40%, ký quỹ trước 9h ngày T+1

Nếu NĐT chưa thực hiện ký quỹ hoặc ký quỹ chưa đủ, thì HSC chủ động bán tài khoản về tỷ lệ ký quỹ 70%

Lưu ý và chiến lược sử dụng giao dịch ký quỹ

  • Tránh dùng margin để tích lũy cổ phiếu trong dài hạn bởi vì chỉ cần 1 phiên cổ phiếu giảm mạnh sẽ rất dễ khiến mất thành quả tích góp được dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch.
  • Tránh dùng margin để trung bình giá xuống. Margin chỉ thực sự phù hợp nếu như cổ phiếu đã vào xu hướng tăng (ngắn hạn)
  • Tránh dùng margin với các mã không mang yếu tố thị trường và có KLGD trong phiên thấp (<100.000 cổ)
  • Nên kiểm soát margin ở mức chịu đựng được của bản thân NĐT, 1:1 hoặc 1:2 là tối ưu, không nên FULL MARGIN ( đặc biệt full margin đúng 1 mã cổ phiếu)

Giao dịch ký quỹ

Kết luận

Giao dịch ký quỹ (Margin) là một công cụ đầu tư mạnh mẽ, cho phép nhà đầu tư mua được số lượng chứng khoán lớn hơn số vốn tự có ban đầu nhờ đó tăng cường lợi nhuận tiềm năng nhưng cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn. Để thành công trong giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản, theo dõi thị trường chặt chẽ và luôn duy trì kỷ luật trong việc quản lý vốn.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

mua dễ bán khó

Mua dễ – Bán khó: Nghe lạ mà lại không lạ!

Mua dễ – bán khó: Nghe có vẻ lạ mà… không lạ! Mua dễ – bán khó nghe có vẻ lạ nhưng lại là vấn đề rất thường gặp trong...

Để mở tài khoản chứng khoán cần đáp ứng những điều kiện gì?

Những năm gần đây, nhu cầu đầu tư vào kênh chứng khoán ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt,...

Định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là gì? Những lưu ý quan trọng trong định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh và đầu tư, đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá giá trị thực...