3 Điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu thép trong năm 2023

Ngày đăng: 24/02/2023 lượt xem

Cổ phiếu ngành thép (cổ phiếu thép) là nhóm cổ phiếu được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm trong thời điểm hiện tại. Vậy cổ phiếu thép là gì? Danh sách các mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng nhất năm 2023 là những mã nào? Cùng Stock Insight tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu thép là gì? Đặc điểm nhóm cổ phiếu thép

Cổ phiếu thép là tên gọi của nhóm cổ phiếu ngành thép. Giá cổ phiếu thép thường chịu ảnh hưởng bởi giá thép trên thị trường.

Đặc điểm nhóm cổ phiếu thép
Cổ phiếu thép là gì ?

Tính chu kỳ và phụ thuộc giá là hai đặc điểm chính của nhóm cổ phiếu ngành thép mà nhà đầu tư cần biết. Thép là ngành có tính chu kỳ cao. Nhà đầu tư cần biết rằng sự biến động theo chu kỳ năm của ngành thép sẽ dẫn đến giá cổ phiếu thép cũng biến động theo.

Ví dụ điển hình là trong đợt dịch bệnh COVID-19 2021 vừa qua có thể coi là thời kỳ “đỉnh cao” của ngành thép. Điều này là do chính sách xuất khẩu thép của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ứng phó với tình hình nhu cầu xây dựng, tiêu thụ thép trong nước giảm sút.

Tuy nhiên, sau giai đoạn tốt, các yếu tố bất lợi bắt đầu xuất hiện khi giá thép trên thị trường thế giới bắt đầu giảm do tình hình xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Danh sách mã cổ phiếu thép đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hiện tại đang có hơn 20 mã cổ phiếu thép đang được niêm yết trên 3 sàn đó là HOSE tại Hồ Chí Minh, sàn HNX tại thủ đô Hà Nội và sàn UPCOM.

Dưới đây là các mã cổ phiếu ngành thép mà bạn có thể tìm hiểu và đầu tư. Xem các loại cổ phiếu thép chất lượng như bên dưới.

Tìm hiểu các mã cổ phiếu thép đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tìm hiểu các mã cổ phiếu thép đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Mã cổ phiếu thép được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE

Trên sàn HOSE tại Việt Nam hiện đang có các mã cổ phiếu ngành thép như sau:

  • Cổ phiếu HPG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát)
  • Cổ phiếu NKG (Công ty Cổ phần Thép Nam Kim)
  • Cổ phiếu HSG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen)
  • Cổ phiếu TLH  (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên)
  • Cổ phiếu DTL (Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc)
  • Cổ phiếu HMC (Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh – Vnsteel)
  • Cổ phiếu POM (Công ty Cổ phần Thép POMINA)
  • Cổ phiếu SMC (Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC )
  • Cổ phiếu VCA (Công ty Cổ phần Thép VICASA – VNSTEEL)

Mã cổ phiếu thép được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX

Trên sàn HNX tại Việt Nam hiện đang có các mã cổ phiếu ngành thép như sau:

  • Cổ phiếu  KKC (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Thái)
  • Cổ phiếu  KMT (Công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung)
  • Cổ phiếu SSM  (Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu thép VNECO.SSM)
  • Cổ phiếu  VGS (Công ty Cổ Phần Ống thép Việt Đức VGPIPE)

Mã cổ phiếu thép được niêm yết trên sàn chứng khoán UpCom

Trên sàn UPCOM tại Việt Nam hiện đang có các mã cổ phiếu thép như sau:

  • Cổ phiếu DNS  (Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng)
  • Cổ phiếu DNY  (Công ty Cổ phần Thép Dana – Ý)
  • Cổ phiếu TDS (Công ty cổ phần Thép Thủ Đức – Vnsteel)
  • Cổ phiếu  TIS ( Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên)
  • Cổ phiếu  TNB (Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè – VNSTEEL)
  • Cổ phiếu  TVN ( Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP)
  • Cổ phiếu VDT ( Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây)
  • Cổ phiếu HSV (Công ty cổ phần Gang thép Hà Nội)

Một số lưu ý để chọn mã chứng khoán ngành thép tiềm năng

Lợi thế cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp

Một trong những lưu ý quan trọng để đầu tư cổ phiếu thép thành công là nên đầu tư vào những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh bền vững và lâu dài.

Lợi thế cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp là yếu tố giúp một doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.

Vậy, lợi thế cạnh tranh được chia thành những gì? Đây là một câu hỏi phổ biến của nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Thông thường, các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên các yếu tố sau:

  • Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác
  • Giá bán hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có sự khác biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh nên được khách hàng đánh giá cao.
  • Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp về thanh toán, giao hàng,… được khách hàng đánh giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Sản phẩm, mặt hàng của doanh nghiệp có nhiều thông tin chi tiết hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp có tiếng trong ngành thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung. Dưới đây là những lợi thế ưu việt của thép Hòa Phát so với các doanh nghiệp cùng ngành.

  • Thép Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín đồng bộ hàng đầu thế giới đến từ Ý. Dây chuyền cán thép Danieli của Ý là quy trình sản xuất giúp tăng cơ tính và khả năng hàn, tối ưu hóa độ bền uốn, giảm rỉ sét.
  • Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thép Hòa Phát cung cấp ra thị trường đa dạng các loại thép hình khác nhau như: thép cuộn vằn, thép thanh vằn,..
  • Độ bền là yếu tố quan trọng luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi có nhu cầu mua và sử dụng vật liệu thép cho công trình của mình. Hiểu được điều đó, thép Hòa Phát luôn cải tiến công nghệ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định của ngành. Từ đó cho ra đời những sản phẩm tốt, độ bền cao, độ bền và dẻo dai cao, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho công trình.

Mức cổ tức mà cổ đông nhận được

Cổ tức là phần lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp chi trả cho mỗi cổ đông. Nói một cách đơn giản, đây là phần lợi nhuận nhà đầu tư sẽ nhận được khi nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp đến thời điểm chốt cổ tức.

Cổ đông được chia cổ tức đều đặn với mức cổ tức cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Đọc thêm các kiến thức về cổ tức tại đây bạn nhé!

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trả cổ tức dưới hai hình thức là tiền mặt và cổ phiếu.

  • Tiền mặt là hình thức thường được các cổ đông ưa thích khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty. Điều này cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và dòng tiền hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khi nhận cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế. Ngoài ra, việc trả cổ tức bằng hình thức tiền mặt sẽ làm giảm dòng tiền hoạt động của công ty.
  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu hoạt động bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, được coi là cổ phiếu thưởng. Ưu điểm của hình thức này là sẽ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm giữ của từng cổ đông trong doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận để mở rộng sản xuất và đầu tư vào các dự án sinh lời lâu dài. Hơn nữa, nhà đầu tư sẽ không phải đóng thuế như khi nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Cùng Stock Insight điểm qua mức cổ tức mà cổ đông các doanh nghiệp thép tiềm năng nhận được trong năm 2021:

  • Cổ phiếu HPG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) thực hiện trả cổ tức bằng cả hai hình thức là tiền mặt và cổ phiếu. Về tiền mặt có tỷ lệ thực hiện 5%/cổ phiếu (tức một cổ phiếu sẽ nhận được 500 đồng). Về hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ thực hiện 30% (tức cổ đông đang sở hữu 10 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 3 cổ phiếu mới).
  • Cổ phiếu HSG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen) thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ thực hiện 100/20 (tức cổ đông đang sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 20 cổ phiếu mới).
  • Cổ phiếu NKG (Công ty Cổ phần Thép Nam Kim) thực hiện trả cổ tức bằng cả hai hình thức là tiền mặt và cổ phiếu. Về tiền mặt có tỷ lệ thực hiện 10%/cổ phiếu (tức một cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng). Về hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ thực hiện 100/20 (tức cổ đông đang sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 20 cổ phiếu mới).
  • Cổ phiếu VCA (Công ty Cổ phần Thép VICASA – VNSTEEL) thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt có tỷ lệ thực hiện 30%/cổ phiếu (tức một cổ phiếu sẽ nhận được 3.000 đồng).
  • Cổ phiếu  TNB (Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè – VNSTEEL) thực hiện trả cổ tức bằng cả hai hình thức là tiền mặt và cổ phiếu. Về tiền mặt có tỷ lệ thực hiện 6,5%/cổ phiếu (tức một cổ phiếu sẽ nhận được 650 đồng). Về hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ thực hiện 50/13 (tức là cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cứ 50 quyền sẽ nhận được thêm 13 cổ phiếu mới).

Đội ngũ lãnh đạo

Khi lựa chọn cổ phiếu thép tốt để đầu tư, ngoài việc tìm kiếm những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, kết quả kinh doanh tốt, mức cổ tức cao thì yếu tố lãnh đạo cũng rất quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét.

Đội ngũ lãnh đạo là những người đứng đầu doanh nghiệp, là người đưa ra các quyết định cuối cùng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, ban lãnh đạo cần có những kỹ năng quản lý cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp và dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng.

Khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp công ty không chỉ tạo ra sản phẩm tốt mà còn nắm bắt được cơ hội đầu tư, ngược lại, lãnh đạo yếu kém vừa có thể làm mất đi cơ hội đầu tư hấp dẫn, vừa khiến hoạt động kinh doanh trở nên tồi tệ hơn, thất bại trên thị trường.

Hơn nữa, nếu đội ngũ lãnh đạo của công ty không đoàn kết với nhau mà mỗi người lại muốn đi theo một hướng khác nhau sẽ tạo ra nhiều nguy cơ khó có thể duy trì lâu dài và mang lại lợi nhuận. Do đó, một công ty có đáng để đầu tư vào hay không thì nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến yếu tố này.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong năm

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận thể hiện trong báo cáo tài chính theo quý, theo năm là minh chứng cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt hay xấu. Nếu chưa có kiến thức nhiều về Cách đọc báo cáo tài chính, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.

Nếu tăng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn thì khả năng cao công ty sẽ tiếp tục phát triển tốt trong tương lai, cổ phiếu công ty sẽ hấp dẫn hơn. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

Đối với ngành thép, do bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh quý III/2022 của nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam đi xuống. Cụ thể như sau:

  • Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HSG) công bố doanh thu 34,441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt mức âm 1786 tỷ đồng, giảm 1175 so với cùng kỳ năm trước. Lý giải cho điều này, Hòa Phát cho rằng do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới. Giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần so với thời điểm bình thường. Bên cạnh đó, tín dụng được thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh cũng là lý do dẫn đến kết quả kinh doanh đi xuống. Sản lượng thép thô được sản xuất là 6 triệu tấn. Sản lượng thép xây dựng, HRC và phôi thép được bán 5,7 triệu tấn, tăng 3% so với 9 tháng năm 2021.
  • Công ty CP Thép Nam Kim (NKG) công bố doanh thu đạt 18.771 tỷ đồng, giảm 3,2 5 so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế giảm đến 83,6% so với cùng kỳ năm ngoái với 290 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Nam Kim lỗ ròng 419 tỷ đồng quý 3/2022 trong khi cùng kỳ lãi gần 607 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất doanh nghiệp thép này từng ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động.
  • Tương tự như TVN, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) ghi nhận mức lỗ ròng lịch sử lên đến 887 tỷ đồng. Doanh thu thuần giảm xuống một nửa so với năm ngoái, đạt 7.939 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen giảm 17% so với đầu năm, còn hơn 17.000 tỷ đồng. Điều này chủ yếu do giảm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,...

Sản lượng tiêu thụ, giá thép trên thế giới

Sản xuất và tiêu thụ thép 9 tháng năm 2022 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng giảm lần lượt là 5,8% và 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Theo báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 9/2022:

  • Sản lượng thép thành phẩm đạt 2,446 triệu tấn, tăng 23,41% so với tháng 8/2022 và tăng 1,7 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tiêu thụ thép các loại đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 5,92 triệu tấn thép, giảm 30,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Về nhập khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại vào Việt Nam khoảng 8,18 triệu tấn với trị giá hơn 8,8 tỷ USD, giảm 7,97% về lượng nhưng tăng 14,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
  • Về tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, giá quặng sắt ngày 6/10/2022 giao dịch ở mức 95,45 – 95,95 USD/tấn CFR, giảm khoảng 2,3 USD/tấn so với đầu tháng 9/2022.

Nhận định về thị trường thép trong nước từ nay đến cuối năm, VSA cho rằng quý IV/2022 mới có thể khởi sắc. Tuy nhiên, nhu cầu có tăng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều, cần có thời gian xử lý. Ngoài ra, nhu cầu của thế giới còn thấp nên dù châu Âu và Trung Quốc giảm sản lượng thì Việt Nam cũng không thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Để nhìn nhận rõ hơn về tình hình ngành thép, hãy cùng HSC điểm qua và phân tích sản lượng tiêu thụ tháng 8/2022 của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG):

  • Sản lượng tiêu thụ tháng 8/2022 của HPG rất tốt với 720.000 tấn (tăng 4% so với cùng kỳ và 19% so với tháng trước) dù giá bán giảm mạnh và hiện đang trong mùa thấp điểm.
  • Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng 44% so với cùng kỳ, nhờ nhu cầu trong nước cao.
  • Sản lượng tiêu thụ HRC, dù giảm 15% so với cùng kỳ nhưng tăng 55% so với tháng trước, cho thấy sự phục hồi tốt của nhu cầu ống thép và tôn.
  • Giá thép cuộn hồi phục 2,3% kể từ ngày 30/8/2022 qua 2 đợt tăng giá, trong khi giá thép thanh vẫn giữ nguyên. Giá thép hồi phục, cùng với nhu cầu cải thiện, sẽ hỗ trợ lợi nhuận của HPG trong Q4/2022.

Lời kết

Trên đây là một cái nhìn tổng quan về cổ phiếu ngành thép, cũng như danh sách các mã cổ phiếu tiềm năng trong năm 2023 và những yếu tố cần xem xét khi đầu tư vào ngành này.

Như đã đề cập, thị trường cổ phiếu thép có tính chu kỳ cao và thường bị ảnh hưởng bởi biến động giá thép trên thị trường quốc tế và trong nước. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần phải theo dõi cẩn thận tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu, cũng như sự biến động của giá nguyên liệu và sản lượng tiêu thụ.

Khi chọn cổ phiếu ngành thép để đầu tư, hãy xem xét lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định, mức cổ tức mà cổ đông nhận được và khả năng tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo của công ty cũng rất quan trọng, vì họ có vai trò quyết định trong việc đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

Cuối cùng, việc đầu tư vào cổ phiếu ngành thép là một quyết định cần xem xét kỹ lưỡng và phù hợp với chiến lược đầu tư của mỗi người. Hãy luôn cân nhắc rủi ro và tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định cuối cùng. Chúc bạn may mắn trong hành trình đầu tư của mình!

Mở tài khoản chứng khoán online HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

nhà đầu tư trắng tay vì không theo dõi thị trường

Chứng khoán việt nam: Nhà đầu tư trắng tay vì không theo dõi thị trường

Đầu tư chứng khoán như yêu một cô gái…  Tình yêu liên quan đến cảm xúc, chứng khoán lại là lĩnh vực đầu tư tài chính. Nhưng giữa cả hai...

Liệu GDP Trung Quốc sẽ cho tín hiệu về chu kỳ kinh tế toàn cầu?

GDP – Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ là tiêu điểm đầu tư vào tuần tới khi Bắc Kinh công bố dữ liệu quý đầu tiên về tổng...

kiểm soát khoản lỗ đầu tư

03 câu hỏi giúp bạn kiểm soát khoản lỗ đầu tư

Kiểm soát khoản lỗ là điều mà ai cũng mong muốn khi đầu tư chứng khoán nhưng lại rất khó để làm được. Đôi khi là do những yếu tố...