Tận dụng chỉ báo Squeeze để nắm bắt thời điểm vàng trong giao dịch

Ngày đăng: 29/11/2024 lượt xem

Chỉ báo Squeeze là một công cụ hữu ích trong việc nhận diện các giai đoạn thị trường tích lũy và dự đoán những biến động mạnh (breakout). Squeeze có thể hỗ trợ nhà đầu tư xác định thời điểm “vàng” để ra quyết định giao dịch. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách áp dụng Squeeze trong đầu tư chứng khoán. 

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về chỉ báo Squeeze, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Chỉ báo Squeeze là gì?

Chỉ báo Squeeze là một công cụ kỹ thuật giúp nhà giao dịch nhận diện các giai đoạn tích lũy và chuẩn bị cho những biến động giá mạnh mẽ (breakout). Nhằm đo lường sự thay đổi của biến động giá thông qua sự co hẹp của các dải Bollinger Bands và Keltner Channels, giúp nhà đầu tư xác định khi nào giá có thể thoát ra khỏi một giai đoạn yên tĩnh và bắt đầu di chuyển mạnh mẽ.

Cấu trúc và hoạt động của chỉ báo Squeeze

Chỉ báo Squeeze kết hợp giữa Bollinger Bands và Keltner Channels (Kênh giá Keltner) để phát hiện những giai đoạn thị trường co hẹp, từ đó giúp dự đoán thời điểm breakout. Khi Bollinger Bands thu hẹp và nằm trong Keltner Channels, đây là dấu hiệu của một giai đoạn squeeze – giá đang bị nén lại, và sự bùng nổ có thể xảy ra.

Cấu trúc và hoạt động của chỉ báo TTM Squeeze histogram

TTM Squeeze Histogram là sự kết hợp giữa Bollinger Bands và Keltner Channels giống như chỉ báo Squeeze gốc, nhưng được hiển thị dưới dạng một biểu đồ histogram. Nó giúp theo dõi các giai đoạn squeeze và dự đoán các cú breakout, với các thanh histogram thể hiện sức mạnh của biến động giá.

Các thành phần chính của TTM Squeeze Histogram:

Các điểm squeeze (dấu chấm đỏ/xanh):

  • Dấu chấm đỏ: Thị trường đang trong giai đoạn squeeze (Bollinger Bands nằm bên trong Keltner Channels) – báo hiệu một sự chuẩn bị bùng nổ.
  • Dấu chấm xanh: Thị trường thoát khỏi squeeze – tức là giá đã bắt đầu breakout, và biến động.

Histogram màu sắc:

  • Thanh dương: Báo hiệu xu hướng tăng, giá có xu hướng tăng mạnh.
  • Thanh âm: Báo hiệu xu hướng giảm, giá có xu hướng giảm mạnh.
  • Kích thước các thanh: Độ dài của các thanh histogram biểu thị cường độ của xu hướng. Thanh càng dài, lực breakout càng mạnh.
chỉ báo Squeeze - Biểu đồ giá cổ phiếu VNM kết hợp chỉ bảo TTM Squeeze
Biểu đồ giá cổ phiếu VNM kết hợp chỉ báo TTM Squeeze

Nguyên lý của Squeeze

Nguyên lý hoạt động của chỉ báo Squeeze dựa trên sự kết hợp giữa hai chỉ báo kỹ thuật là Bollinger Bands và Keltner Channels để xác định các giai đoạn thị trường. Nguyên lý chính của Squeeze là biến động giá nhỏ trong một khoảng thời gian thường sẽ dẫn đến một đợt biến động giá lớn. Khi thị trường tích lũy hoặc đi ngang, sự biến động giảm xuống, nhưng điều này thường báo hiệu rằng một sự thay đổi lớn sắp xảy ra khi thị trường thoát khỏi giai đoạn “yên tĩnh”.

Theo nguyên lý hoạt động của Squeeze, thì nhà đầu tư không sử dụng nó để dự đoán breakout, chỉ sử dụng nó để nhận biết có sự xuất hiện của điểm breakout. Squeeze chỉ giúp nhận diện giai đoạn thị trường chuẩn bị biến động mạnh nhưng không cho biết chắc chắn giá sẽ breakout theo hướng nào (lên hoặc xuống). Do đó, cần sử dụng thêm các chỉ báo khác hoặc phân tích khối lượng giao dịch, xu hướng tổng thể để xác nhận hướng di chuyển. 

Tín hiệu từ chỉ báo Squeeze

Xác định giai đoạn squeeze và breakout: 

  • Khi dải Bollinger Bands thu hẹp và lọt vào bên trong Keltner Channels, đây là dấu hiệu thị trường đang trong giai đoạn squeeze – biến động giảm xuống mức tối thiểu. Sự thu hẹp này chỉ ra rằng thị trường đang “nén lại” (squeeze) và có thể sắp xuất hiện một breakout mạnh mẽ. Với trường hợp sử dụng dưới dạng histogram, thì đường 0 vùng squeeze sẽ có màu đỏ, kết thúc vùng squeeze thì màu xanh.
Chỉ báo Squeeze - Biểu đồ giá GMD kèm với chỉ báo TTM Squeeze 
Biểu đồ giá GMD kèm với chỉ báo TTM Squeeze
  • Khi BB thoát ra khỏi KC: Khi dải Bollinger mở rộng và vượt ra ngoài Keltner Channels, đây là tín hiệu cho thấy thị trường đã thoát khỏi giai đoạn chỉ báo squeeze và khả năng xảy ra một đợt biến động lớn.

Hướng di chuyển của giá sau squeeze: Giá thường sẽ di chuyển mạnh theo một hướng nhất định. Nhà giao dịch có thể quan sát sự gia tăng của khối lượng giao dịch và các tín hiệu xác nhận khác để vào lệnh theo hướng breakout.

Một breakout mạnh đi kèm với sự gia tăng khối lượng lớn: Khi phát hiện giai đoạn squeeze, nhà đầu tư có thể đặt lệnh chờ mua (hoặc bán) tại các mức giá breakout của cổ phiếu. Ví dụ, nếu giá bứt phá ra khỏi dải Bollinger Bands với khối lượng giao dịch tăng đột biến, đây có thể là tín hiệu để mở lệnh mua.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Squeeze

Chiến lược giao dịch theo hướng breakout

Bước 1: Xác định giai đoạn squeeze (dấu chấm đỏ) Khi xuất hiện dấu chấm đỏ trong TTM Squeeze Histogram, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy và giá có khả năng sắp breakout. Đây là thời điểm để chuẩn bị chiến lược vào lệnh.

Bước 2: Chờ dấu hiệu breakout (dấu chấm xanh) Khi dấu chấm đỏ chuyển thành chấm xanh, thị trường thoát khỏi chỉ báo squeeze và bắt đầu có biến động mạnh. Lúc này, cần quan sát xem giá sẽ breakout theo hướng nào.

Bước 3: Quan sát histogram và xác định hướng breakout.

Nếu các thanh histogram chuyển sang màu dương (tăng dần lên): Đây là tín hiệu cho thấy giá breakout theo hướng tăng, có thể mở lệnh mua.

Nếu các thanh histogram chuyển sang màu âm (giảm dần xuống): Đây là tín hiệu cho thấy giá breakout theo hướng giảm, có thể mở lệnh bán (thoát vị thế).

Giao dịch với tín hiệu xác nhận thêm

Mặc dù TTM Squeeze Histogram cung cấp tín hiệu trực quan, nhưng để tăng độ tin cậy, nên sử dụng các chỉ báo hoặc yếu tố xác nhận khác:

  • Kết hợp với RSI: Nếu RSI đang trong vùng quá bán (dưới 30) khi xuất hiện breakout tăng, đó là tín hiệu mua mạnh. Ngược lại, nếu RSI ở vùng quá mua (trên 70) khi có breakout giảm, đây là tín hiệu bán mạnh.
  • Kết hợp với MACD: Khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu trong giai đoạn breakout, đó là tín hiệu mua. Ngược lại, khi MACD cắt xuống dưới, đó là tín hiệu bán.

Quản lý rủi ro chặt chẽ khi giao dịch theo Squeeze

Bất kỳ chiến lược giao dịch nào cũng cần có kế hoạch quản lý rủi ro rõ ràng, đặc biệt khi sử dụng chỉ báo Squeeze vì thị trường có thể biến động mạnh sau khi breakout.

  • Luôn đặt điểm dừng lỗ dưới mức hỗ trợ gần nhất, điều này giúp hạn chế tổn thất khi thị trường di chuyển ngược hướng dự đoán. Luôn có kế hoạch chốt lời khi giá đã đạt đến mục tiêu dự định.
  • Phân bổ vốn hợp lý: Không nên dồn quá nhiều vốn vào một giao dịch duy nhất. Chỉ nên phân bổ một phần nhỏ vốn vào mỗi giao dịch để bảo vệ tài khoản khỏi các cú sốc thị trường.

Những lưu ý khi giao dịch với chỉ báo Squeeze

Không sử dụng Squeeze độc lập: Chỉ báo Squeeze không nên được sử dụng một mình. Kết hợp với các công cụ khác như đường xu hướng, khối lượng giao dịch, và các chỉ báo động lượng khác giúp tăng tính chính xác của chiến lược.

Kiểm soát tâm lý giao dịch trong giai đoạn squeeze: Giai đoạn squeeze thường khiến nhà đầu tư lo lắng vì thị trường yên tĩnh trước biến động lớn. Điều quan trọng là bạn phải giữ tâm lý vững vàng, không bị tác động bởi các biến động nhỏ và tin tưởng vào chiến lược giao dịch đã đề ra.

Tránh tín hiệu nhiễu trong thị trường đi ngang dài hạn: Trong những giai đoạn thị trường đi ngang kéo dài, Squeeze có thể đưa ra tín hiệu giả. Điều này dễ khiến nhà đầu tư bị nhiễu và đưa ra quyết định sai lầm.

Kết luận

Chỉ báo Squeeze là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, giúp nắm bắt được cơ hội trước những đợt biến động lớn (breakout). Khi sử dụng Squeeze, nhà đầu tư cần kết hợp với các công cụ và chỉ báo khác để có được cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng thị trường.

Hãy theo dõi Stock Insight để cập nhật thêm các bài viết về các chỉ báo phân tích kỹ thuật mới nhất. Nếu bạn còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức đầu tư, thì việc sử dụng ứng dụng chứng khoán HSC ONE sẽ là lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn bắt đầu hành trình đầu tư một cách dễ dàng và hiệu quả.

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Đầu tư trái phiếu

Xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu (Phần 2)

Sau khi nắm vững những khái niệm cơ bản về trái phiếu, giai đoạn tiếp theo là xây dựng một chiến lược đầu tư cụ thể và hiệu quả. Trong...

Lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Trong lịch sử kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng làm rung chuyển kinh tế toàn cầu, thậm chí còn định hình lại cách thức vận...

Kim tứ đồ: Bạn đang đứng ở đâu trong chiến lược tài chính của mình? (Phần 2)

Kim tứ đồ: Bạn đang đứng ở đâu trong chiến lược tài chính của mình? (Phần 2)

“Cha Giàu Cha Nghèo” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả Robert Kiyosaki về việc kiếm tiền, gây dựng tài sản để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc. Trong...