Call margin là gì? Cách tính margin call trong chứng khoán

Ngày đăng: 27/02/2023 lượt xem

Call Margin là gì?

Call margin (lệnh gọi ký quỹ) là thuật ngữ khi một công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán đảm bảo. Tỷ lệ Call Margin không được quy định giống nhau, mà sẽ tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty chứng khoán.

Nếu xảy ra trường hợp giá trị thực có trên tổng giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ quỹ quy định, thì công ty chứng khoán sẽ tiến hành Call Margin. Vào lúc này, hệ thống sẽ tự động gửi email và tin nhắn qua điện thoại để cảnh báo nhà đầu tư cần phải kịp thời xác nhận thông tin.

Tìm hiểu Call Margin trong chứng khoán là gì?
Tìm hiểu Call Margin trong chứng khoán là gì?

Cách tính Margin Call trong chứng khoán

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định riêng về tỷ lệ Margin Call. Sau đây là hướng dẫn chi tiết để các nhà đầu tư biết cách tính và xác định khi nào xảy ra hiện tượng Call Margin.

Chúng ta gọi A là giá trị cổ phiếu hiện tại, B là số tiền vay Margin. Khi thị trường có xu hướng giảm, A giảm kéo theo tỷ lệ ký quỹ Margin giảm vì tỷ lệ này tính bằng giá trị của A/B. Chúng ta sẽ gọi tỷ lệ Margin Call của công ty là C. Nếu tỷ lệ A/B < C, có 2 hướng trường hợp sẽ xảy ra như sau:

  • Trường hợp 1: Nhà đầu tư cần phải nộp bổ sung tiền

(A+ số tiền nộp thêm)/ (B+số tiền nộp thêm) > C

  • Trường hợp 2: Nhà đầu tư cần buộc phải bán cổ phiếu

(A + lượng cổ phiếu*giá)/B >Z

Ví dụ:

Bạn đang sở hữu 100 triệu đồng, nhưng bạn lại muốn mua số cổ phiếu có giá trị 200 triệu đồng. Để có thể mua được số cổ phiếu với giá trị 200 triệu đồng, bạn tiến hành vay ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty chứng khoán M. Vì mỗi cổ phiếu giá 100 nghìn đồng nên bạn sẽ sở hữu 2000 cổ phiếu. Công ty M công bố tỷ lệ Call Margin là 30%.

Sau một thời gian, số cổ phiếu đó giảm giá trị xuống 30% còn 140 triệu đồng, trừ phần giao dịch ký quỹ Margin thì bạn còn 40 triệu. Vào lúc này, tỷ lệ giá trị tài sản thực trên tổng giá trị tài sản là 40/140 tức là 28,5% và nhỏ hơn 30%.

Khi đó Call Margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán M yêu cầu bạn phải nộp thêm tiền hoặc phải bán một lượng cổ phiếu để đạt được ngưỡng cao hơn tỷ lệ Call Margin. Vậy sẽ có hai hướng để giải quyết như sau.

  • Trường hợp 1: Bạn cần phải nộp tiền bổ sung thêm ít nhất là 3 triệu

(40 triệu + 3 triệu)/(140 triệu + 3 triệu) = 30.07% >30%

  • Trường hợp 2: Bạn cần phải bán đi ít nhất là phải hơn 20 cổ phiếu

(40 triệu + 100 nghìn*20)/140 triệu = 30%

=>Vậy bạn phải nộp thêm ít nhất là 3 triệu vào tài khoản, hoặc là bạn phải bán đi hơn 20 cổ phiếu để không bị Call Margin.

Call margin diễn ra khi nào?

Call Margin xảy ra khi tỷ lệ Margin của bạn thấp hơn mức yêu cầu, ngăn bạn không thể tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo (cổ phiếu). Khi đó, bạn sẽ nhận thông báo qua email hoặc cuộc gọi xác nhận về tình trạng Call Margin. Điều này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh tài khoản để đạt đến mức an toàn, theo quy định của công ty chứng khoán.

Call Margin thường xảy ra khi thị trường biến động, làm giảm giá cổ phiếu và ảnh hưởng đến tỷ lệ Margin. Nếu bạn không kịp thời điều chỉnh và bổ sung tài sản ký quỹ, hệ thống sẽ tự động sử dụng chứng khoán của bạn làm tài sản thế chấp để giải quyết Call Margin, có thể dẫn đến mất mát lớn về cổ phiếu và tài chính. Điều này đặt ra quan điểm cẩn trọng khi sử dụng Margin, đặc biệt đối với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, vì rủi ro và kiểm soát không dễ dàng.

Khi nào bị Call Margin là điều khiến các nhà đầu tư đau đầu
Khi nào bị Call Margin là điều khiến các nhà đầu tư đau đầu

3 Cách để hạn chế tình huống Call Margin

Cần phải giữ tỷ lệ tiền mặt hợp lý trong tài khoản

Để tránh trường hợp call margin, các nhà đầu tư phải cân bằng tỷ lệ giữa lượng tiền mặt và cổ phiếu sở hữu. Với số tiền mặt đang có trong tài khoản, các nhà đầu tư sẽ hạn chế được sự xuất hiện của call margin. Không chỉ vậy, số tiền này cũng có thể dùng để mua những cổ phiếu có tiềm năng.

Khi thị trường tăng, nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ giữa tiền mặt và cổ phiếu là 30/70, tiền mặt chiếm 30% và cổ phiếu chiếm 70% tài khoản, thậm chí là 80/20. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được việc bị call margin khi cổ phiếu lao dốc.

Nhà đầu tư nên nhớ đa dạng danh mục đầu tư

“Không nên bỏ hết trứng vào một rổ” là phương châm của những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Bạn nên chia số vốn vào nhiều loại cổ phiếu, tránh dồn vào duy nhất 1 cổ phiếu. Việc này sẽ giúp nhà đầu tư khó bị thua lỗ nặng.

Nhà đầu tư luôn tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ

Nhiều nhà đầu tư tin tưởng giá cổ phiếu sẽ tăng lại trong khi tương lai rất mờ mịt. Điều này khiến các nhà đầu tư phải nhìn cổ phiếu rớt giá từng ngày. Vì vậy, việc tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn là một nhà đầu tư theo trường phái tăng trưởng, hãy nhớ đặt mức cắt lỗ ở -8% và đi tìm cơ hội đầu tư khác.

Cần phải cẩn thận để không bị Call Margin
Cần phải cẩn thận để không bị Call Margin

Một số câu hỏi khác

Có thể trì hoãn lệnh call margin không?

Không, nguyên tắc chung là nhà giao dịch không thể trì hoãn cuộc gọi ký quỹ. Yêu cầu ký quỹ phải được thực hiện ngay lập tức và không được chấp nhận bất kỳ sự chậm trễ nào. Mặc dù một số nhà môi giới có thể cung cấp một khoảng thời gian ngắn, thường là từ hai đến năm ngày để đáp ứng lệnh gọi ký quỹ, nhưng điều này thường phụ thuộc vào điều khoản cụ thể của từng nhà môi giới.

Tuy nhiên, quy tắc chung trong hợp đồng tài khoản ký quỹ thường quy định rằng nếu người giao dịch không thể đáp ứng lệnh gọi ký quỹ, nhà môi giới có quyền thanh lý bất kỳ chứng khoán hoặc tài sản khác nào được giữ trong tài khoản ký quỹ mà không cần thông báo trước. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người giao dịch phải đáp ứng kịp thời yêu cầu ký quỹ để tránh những biện pháp khẩn cấp từ phía nhà môi giới.

Mức nợ ký quỹ cao có ảnh hưởng gì?

Khi mức nợ ký quỹ tăng cao, đặc biệt là trong thời kỳ thị trường giảm giá mạnh, nhà đầu tư có thể buộc phải bán cổ phiếu để đáp ứng yêu cầu ký quỹ. Tình hình này có thể tạo ra một chuỗi sự kiện không lường trước, khiến cho áp lực bán mạnh gia tăng, đồng thời làm giảm giá cổ phiếu và kích thích thêm lệnh gọi ký quỹ và lượng bán ra.

Mức nợ ký quỹ cao có thể góp phần vào vòng luẩn quẩn này, tạo ra một tình hình thị trường không ổn định và biến động mạnh. Do đó, quản lý cẩn thận mức nợ ký quỹ là quan trọng để giảm thiểu rủi ro và duy trì tính ổn định của thị trường tài chính.

Kết luận

Bài viết trên đây tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết về Call Margin. Để tránh xảy ra trường hợp xảy ra Call Margin, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên HSC. HSC sẽ luôn hỗ trợ hết mình cho các nhà đầu tư, cung cấp cho các bạn những thông tin cực kỳ có giá trị với quyền lợi mở tài khoản cực hấp dẫn (ảnh dưới). Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo và thường xuyên cập nhật tin thị trường chứng khoán hôm nay nhé!

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

Sàn HNX trong tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange

Sàn HNX là gì? Tìm hiểu Quy định giao dịch trên sàn HNX 2023

Sàn HNX là gì? Sàn HNX (Hà Nội Stock Exchange), viết tắt của “Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, là một trong hai sàn giao dịch chứng khoán lớn...

thị trường hàng hoá

Thị trường hàng hóa: Định nghĩa, phân loại, minh họa

Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thế giới, nơi các sản phẩm được giao dịch và chuyển đổi...

price action trong giao dịch chứng khoán

Price action là gì? Cách áp dụng price action trong giao dịch chứng khoán

Price Action là gì? Price Action khi dịch ra tiếng Việt được gọi là “Hành động giá”. Đây là một phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến, tập trung...